Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi

Những biến đổi của cơ thể bé trong quá trình phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi


Đối với những trẻ ở trong giai đoạn từ 2 – 3 tuổi thì tốc độ phát triển của bé diễn ra chậm hơn, tuy nhiên đồng thời lúc này quá trình biến đổi về thể chất của bé vẫn đang tiếp tục diễn ra cho tới khi bé lớn lên. Trong giai đoạn này, tỉ lệ cơ thể của bé sẽ có những thay đổi hết sức rõ rệt. Khi mới ra đời, bé của bạn sẽ có 1 cái đầu to hơn hẳn so với những bộ phận khác như tay chân ngắn ngũn của bé; tuy nhiên, bước vào giai đoạn này, đầu của bé sẽ phát triển chậm lại từ khoảng 2cm trong 2 năm đầu tới 2 -3 cm trong 10 năm tiếp theo. Đồng thời, chiều cao của bé cũng sẽ phát triển theo, mà phần lớn là nhờ vào việc chân của bé ngày một dài hơn. Và đến một giai đoạn nào đó, tất cả các bộ phần còn lại của bé cũng sẽ được phát triển một cách đều đặn.
Sự mũm mĩm dễ thương của bé trong những ngày đầu cũng sẽ dần mất đi khi bé bước vào độ tuổi mầm non. Nếu bé phát triển đều đặn thì tỉ lệ chất béo trong cơ thể của bé sẽ giảm còn một nửa khi bé 5 tuổi. Đặc biệt, tay và đùi của bé sẽ trở nên thanh mảnh hơn và khuôn mặt của bé sẽ không còn tròn trịa như trước nữa. Thậm chí là phần mỡ dưới chân cũng sẽ biến mất.
Đến cả dáng người của bé trong thời gian này cũng sẽ thay đổi. Việc hình thành dáng người béo, lùn hay trông giống như một đứa trẻ của bé một phần là do cách tạo dáng của bé. Đặc biệt là bé có thói quen hay ưỡng phần bụng của bé ra phía trước làm phần lưng bị cong. Nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng, tới khi các cơ (cơ tay và cơ chân) của bé được hoàn thiện và tư thế của bé trở nên cứng cáp thì bé của bạn sẽ phát triển một cách gãy gọn và mạnh mẽ hơn.
Mặc dù quá trình phát triển của bé diễn ra ngày càng chậm hơn nhưng bé vẫn sẽ phát triển rất đều đặn. Những bé trong độ tuổi học mầm non trung bình sẽ cao thêm 6cm/năm và nặng thêm khoảng 2kg/năm. Bố mẹ nên đánh dấu lại chiều cao và cân nặng của bé trên một biểu đồ để có thể dễ dàng so sánh được tốc độ phát triển cơ thể của bé. Trong quá trình theo dõi sự phát triển của bé, nếu như bố mẹ nhận thấy có bất kỳ sự khác biệt nào quá rõ rệt thì nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ sẽ cho bố mẹ biết rõ rằng không nên quá lo lắng về chuyện đó vì có nhiều trẻ sẽ không thể phát triển nhanh chóng như các bạn cùng tuổi được.

Những điều đáng lưu ý trong quá trình trình phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi


Đối với vài trường hợp khá hiếm, thì sự dừng tăng trưởng của những trẻ ở độ tuổi này là một dấu hiệu đáng báo động cho một vài vấn đề khá nghiêm trọng, có thể là các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh gan, bệnh thận hay thậm chí là chứng nhiễm trùng định kì ở trẻ. Trong những trường hợp hiếm gặp này thì việc tăng trưởng chậm của bé có thể là do sự rối loạn của các tuyến nội tiết tố hoặc cũng có thể là do biến chứng đường tiêu hóa từ một số bệnh mãn tính. Bác sĩ nhi khoa của bé nên lưu ý tới cả những trường hợp đặc biệt này khi khám cho bé .

Khi trẻ lên 2, bố mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu bé ăn ít hơn bố mẹ kì vọng. Bởi vì lúc này, bé phát triển một cách chậm rãi hơn nên bé sẽ cần 1lượng ca-lo ít hơn trước . Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng vì mặc dù bé ăn ít đi nhưng bé vẫn có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nếu bố mẹ cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm mỗi ngày. Đặc biệt khuyến khích bố mẹ cho bé ăn các đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và bắt đầu tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên nếu bé có biểu hiện quá yêu thích việc ăn uống và có biểu hiện muốn tăng cân nhanh thì bố mẹ nên nói chuyện ngay với bác sĩ nhi khoa để tìm cách kiểm soát lại cân nặng của bé. Việc ăn quá nhiều từ khi còn nhỏ sẽ tác động tới nguy cơ béo phì của bé sau này, vì vậy, việc quản lý cân nặng của bé trong bất kì giai đoạn nào cũng vô cùng quan trọng.

Phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi

Phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi
Phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi

Keyword: phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi – phat trien ve the chat cua tre 2 tuoi


(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

MOVA globes USA - Quả cầu tự quay, không cần pin

MOVA globes USA - Quả cầu tự quay, không cần pin

>> HOTTOYSVN:Một vài hình ảnh từ COMIC CON HOCHIMINH 2014
>> Transformer Power Bank




G.P trân  trong giới thiệu đến Quý khách hàng sản phẩm MOVA Globes (USA) - Quả cầu có thể tự quay mà không cần dùng đến pin hoặc dây điện. Quả cầu sẽ tự quay một cách độc lập, chỉ cần ánh sáng nhân tạo trong phòng hay ánh sáng tự nhiên của mặt trời là quả cầu có thể tự quay hoàn toàn.

Một sản phẩm được phát minh và thiết kế cực kì thân thiện với môi trường và là một vật trang trí tuyệt vời trên bàn làm việc hay trong phòng của bạn!
Với nhiều thiết kế đa dạng như Quà cầu với bản đồ trái đất, mặt trăng, mặt trời, hay thậm chí những bộ kinh phật mang ý nghĩa tâm linh đã được các kỹ sư của MOVA USA thể hiện vô cùng tinh tế trên bề mặt quả địa cầu.

Xem video về MOVA Globes tại đây

Dưới đây là một số hình ảnh của MOVA Globes (USA) tại Showroom của G.P COMPANY LTD
Địa chỉ Showroom:
125/3 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 08 35144 662
Email: gp-gift@gp-gift.com.vn
Bộ kinh phật được in tinh tế

Bản đồ Trái đất trên nền màu bạc sang trọng - kích thước 4,5"

Hình ảnh trái đất được nhìn từ về tinh - kích thước 4,5"



Kích thước 6"

Quà cầu kích thước 6" với đế vuông bằng gỗ

Đế qủa cầu được làm bằng Phale



G.P Marketing

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 3 – 4 tuổi

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 3 – 4 tuổi các ba mẹ cần lưu ý

Đối với những bé tròn 3 tuổi, giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” đã qua và giai đoạn “kì diệu” của 3 tuổi và 4 tuổi bắt đầu xuất hiện. Đây là thời điểm mà thế giới của bé ngập tràn những hình ảnh đầy màu sắc và trí tưởng tượng của bé trong giai đoạn này cũng phát triển vô cùng sinh động. Trong 2 năm phát triển này, bé sẽ trưởng thành hơn ở nhiều khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là các cột mốc phát triển của bé mà bố mẹ cần quan tâm

Phát triển động tác vận động

  • Bé sẽ thích nhảy nhót và đứng trên 1 chân trong 5 giây
  • Tự mình đi lên đi xuống cầu thang mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
  • Thích đá bóng về phía trước
  • Hay ném bóng lên cao
  • Bé thường dành nhiều thời gian để chơi những trò chơi ném bóng, và nhận bóng ném trả từ ba mẹ hoặc người thân.
  • Bé có thể tiến về phía trước hay lùi lại phía sau rất nhanh nhẹn

Phát triển kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa bàn tay và ngón tay

  • Vẽ người có từ 2 tới 4 bộ phận cơ thể là hoàn chỉnh
  • Sử dụng được kéo
  • Thường xuyên vẽ hình tròn và hình vuông
  • Bắt đầu sao chép lại được một vài chữ cái


Phát triển ngôn ngữ

  • Hiểu được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”
  • Bé bắt đầu nắm vững được vài cấu trúc ngữ pháp cơ bản
  • Nói được câu dài khoảng từ 5 – 6 từ trong 1 câu
  • Nói năng ngày càng rõ ràng hơn để người lạ có thể hiểu được ý của bé.
  • Bắt đầu biết kể vài câu chuyện nghe được từ ba mẹ kể cho bé.

Phát triển trí tuệ

  • Nhận biết được màu sắc một cách rõ ràng hơn.
  • Dần hiểu được các khái niệm tính toán và bắt đầu biết được vài con số.
  • Biết nhìn nhận các vấn đề từ bằng khía cạnh riêng của bé
  • Bắt đầu có ý thức rõ ràng hơn về thời gian.
  • Đã bắt đầu có thể làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn.
  • Bé có thể tự kể lại 1 phần câu chuyện bé từng được nghe.
  • Tham gia vào các trò chơi tưởng tượng như: chơi đồ chơi đồ hàng, chơi giả làm nhân vật.

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp

  • Bắt đầu thích trải nghiệm cảm giác mới
  • Dần biết hợp tác với bạn bè hơn
  • Chơi trò “bố mẹ” với búp bê đồ chơi hay thú bông của bé
  • Bé ngày càng sáng tạo hơn trong các trò chơi tưởng tượng của mình
  • Biết tự mặc và cởi quần áo
  • Bé bắt đầu biết dùng cách nói chuyện để giải quyết các xung đột.
  • Tự lập hơn
  • Tự cho rằng những thứ kì lạ đều là “quái vật”
  • Bé đã nhận thức được bản thân bé là 1 con người có cơ thể, có suy nghĩ và cảm xúc
  • Ở độ tuổi này thì thông thường bé vẫn chưa phân biệt rõ được giữa tưởng tượng và thực tế.

Các vấn đề bố mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 3 – 4 tuổi

Mỗi bé đều phát triển theo một cách tự nhiên của mình, đó chính là lí do tại sao rất khó để xác định một cách chính xác khi nào và làm thế nào để các bé có thể hoàn thiện các kĩ năng bản thân. Các cột mốc phát triển của bé được đưa ra trong bài viết này sẽ có thể cho bố mẹ thấy được một cách tổng quan về những thay đổi của bé ở độ tuổi này. Tuy nhiên, các bậc ba mẹ cũng đừng hoảng hốt nếu các bé nhà mình phát triển chậm hơn so với cột mốt, vì mỗi bé phát triển là khác nhau như thông tin ở trên. Mặc dù vậy, bố mẹ cũng cần thông báo ngay với bác sĩ nhi khoa của bé nếu như bé có các biểu hiện chậm phát triển hơn nhiều so với những trẻ cùng độ tuổi, như:
  • Không thể ném bóng lên cao
  • Không thể chạy nhảy
  • Không thể đi xe đạp 3 bánh
  • Không thể nắm được 1 cây bút chì bằng các ngón tay
  • Viết chữ nghệch ngoạc 1 cách khá khó khăn
  • Không thể xếp chồng 4 khối vật lên nhau
  • Vẫn còn thói quen bám lấy bố mẹ hay khóc lóc khi bố mẹ ra ngoài
  • Không có hứng thú với các trò chơi tương tác nhiều
  • Làm lơ các đứa trẻ khác
  • Không chịu giao tiếp với người lạ
  • Không tham gia vào các trò chơi tưởng tượng
  • Không chịu thay quần áo, đi ngủ hay đi toalet
  • Nổi nóng mất kiểm soát khi tức giận hoặc buồn
  • Không thể vẽ được hình tròn
  • Nói câu dài không quá 3 từ
  • Không xưng hô “mình” và “bạn” phù hợp

    Keywords: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 3 – 4 tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be tu 3 - 4 tuoi

    (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)




    Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

    Giúp trẻ 1 – 3 tuổi hình thành thói quen ngủ tốt

    Đối với ba mẹ, giúp bé ngủ ngon đúng giờ là một thách thức lớn. Đối với trẻ em từ 2 -3 tuổi ba mẹ sẽ không thể bắt các bé đi ngủ đúng giờ như ba mẹ mong muốn. Điều này có thể dễ thấy trong các gia đình có 2 con nhỏ tuổi gần kế nhau, thì thường đứa lớn không đi ngủ, thì đứa nhỏ cũng sẽ không đi ngủ.

    Các mẹo giúp trẻ 1 – 3 tuổi hình thành thói quen ngủ tốt

    Ba mẹ nên tạo ra các thói quen trước khi đi ngủ cho bé hằng đêm, đế khi thói quen này diễn ra, bé biết rằng đó là thời điểm sắp đi ngủ. Các thói quen này ba mẹ phải tập hằng đêm với thời gian thích hợp cho bé, để tạo thói quen tốt. Các thói quen mà ba mẹ có thể hình thành cho bé như đọc chuyện cho bé nghe, ru cho bé ngủ hoặc bật nhạc êm dịu cho bé. Ba mẹ nên tránh các hoạt động vui chơi kích thích bé, các hoạt động đó sẽ làm cho bé hứng thú, và không chịu đi ngủ.

    Thời gian biểu nên nhất quán. Thời gian đi ngủ của bé giống nhau mỗi đêm. Bằng cách này, bé sẽ hình thành thói quen ngủ đúng giờ vào mỗi tối.

    Hãy để cho bé ôm các đồ chơi, búp bê mà bé thích khi đi ngủ - Gấu bông, búp bê, hoặc những đồ chơi bé yêu thích. Các đồ chơi này sẽ giúp bé có một cảm giác an toàn, và làm cho bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, phải kiểm tra các đồ chơi đó xem nó có an toàn cho bé hay không: ba mẹ nên loại bỏ các đồ vật sắt nhọn, những đồ vật có thể tách rời ra những phần nhỏ khiến bé có thể nuốt phải gây nghẹt thở.

    Hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái trước khi ngủ: nếu bé có yêu cầu được uống nước, thì ba mẹ không nên cản bé, vì lý do bé sẽ đi tè lên giường… mà thay vào đó hãy cho bé 01 ly nước, và nói cho bé biết xong rồi thì bé phải đi ngủ nhé.

    Đừng để bé ngủ chung với ba mẹ. Vì thương con một số ba mẹ cho bé ngủ chung, tuy nhiên về sau này nếu như không có ba mẹ trẻ sẽ không thể ngủ ngon một mình.

    Mỗi lân bé gọi cần sự giúp đỡ ba mẹ hãy đứng ngoài chờ vài giây trước khi vào phòng. Mỗi lần khi bé gọi ba mẹ, hãy tạm im lặng lánh bé một chút trước khi bạn xuất hiện để giúp bé. Khi vào phòng bé, hãy cho bé biết là ba mẹ vẫn đang ở bên cạnh bé, mặc dầu là không thấy ba mẹ đâu cả. Mỗi lần bạn bên cạnh bé, nên nhắc bé rằng đây là thời gian đi ngủ rồi, và ba mẹ không nên thấy bé khóc tội, mà ẵm bồng bé ru bé ngủ, điều này không hình thành được thói quen cho bé.

    Tìm thời gian ngủ phù hợp để giúp trẻ 1 – 3 tuổi hình thành thói quen ngủ tốt


    Lần đầu tiên để tìm ra thời điểm ngủ phù hợp cho bé. Ba mẹ nên quan sát và cảm nhận xem khi nào là lúc bé cảm thấy mệt mỏi vào buổi tối, đó là thời điểm thích hợp đi ngủ của bé. Sau đó tạo các thói quen tốt hằng ngày cho bé vào thời gian này. Bạn có thể đọc sách cho bé nghe, hoặc ru cho bé ngủ, tạo ra cho bé các thói quen tốt hằng đêm trước khi bạn rời phòng bé để bé đi ngủ.

    Tuy nhiên, có thể bé có thói quen ngủ tốt ở phòng của bé, nhưng giấc ngủ của bé cũng có thể bị xáo trộn khi chuyển bé qua phòng khác, bé bị mất đồ chơi đi ngủ mà bé yêu thích, hoặc gia đình đi du lịch. Khi bị xáo trộn về không gian, và các hoạt động hằng ngày điều này cũng có thể làm bé ngủ không đúng giấc. Các việc xáo trộn này nên hạn chế để cho bé một giấc ngủ ngon.

    Giúp trẻ 1 – 3 tuổi hình thành thói quen ngủ tốt


    Keywords: giúp trẻ 1 – 3 tuổi hình thành thói quen ngủ tốt – giup tre 1 – 3 tuoi hinh thanh thoi quen ngu tot

    Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

    Phát triển trí tuệ cảm xúc cho bé 2 tuổi

    Phát triển trí tuệ cảm xúc cho bé 2 tuổi – Ba mẹ không nên khó chịu hoặc dùng lý lẽ để uốn nắn các hành vi của bé.

    Theo sự phát triển tự nhiên, các bé ở độ tuổi này chỉ quan tâm đến những đồ vật chúng thấy thích, và thậm chí đôi khi tỏ ra rất ít kỷ & ương bướng. Các trẻ thường hay từ chối chia sẽ những vật, đồ chơi mà chúng thích cho các bạn. Chúng thường hay tự chơi một mình, không chia sẽ với các đứa trẻ khác, ngay cả khi các trẻ khác đang chơi với chúng. Khi bé ở giai đoạn này, đôi khi  ba mẹ sẽ cảm thấy khó chịu với các hành vi “cứng đầu” của trẻ, nhưng nếu ba mẹ hiểu hơn về tâm lý của trẻ ở độ tuổi này, thì ba mẹ sẽ nhận thấy rằng tất cả những đứa trẻ ở độ tuổi này đều có hành vi như vậy.
    Lúc 2 tuổi, trẻ em thường hay cho rằng thế giới này chỉ là của chúng. Bởi vì trẻ không thể hiểu được những người khác cảm nhận hay suy nghĩ gì về những gì chúng làm, chúng chỉ nghĩ rằng mọi người đều nghĩ và cảm nhận sự việc giống như chúng nghĩ. Vì vậy, chỉ là vô ích khi ba mẹ cố gắng dùng lời lẽ để uốn nắn sắp đặt hành vi của trẻ vd như  “hỏi bé có biết: Con sẽ như thế nào nếu như bạn làm con giống như vậy?”  Hãy dành lời đó khi bé qua giai đoạn này. Đến lúc đó thì bé mới có thể thật sự hiểu được người khác nghĩ và cảm nhận về bé như thế nào, và sẽ có khả năng đáp ứng được các điều này.
    Một số Ba mẹ có thể cảm thấy lo lắng trước sự lì lợm, không nghe lời của bé, và tự hỏi rằng bây giờ bé đã lì như vậy thì mai mốt không biết sẽ như thế nào. Nhưng ba mẹ không nên nghĩ nhiều về điều này, vì bé sẽ trở nên ngoan ngoãn và nghe lời bạn khi trải qua hết giai đoạn nhạy cảm này. Những đứa trẻ lì lợm, ngỗ nghịch của bạn sẽ trở nên ngoan ngoan nghe lời và biết quan tâm đến các  cảm xúc của bạn hơn khi bé trải qua thời kỳ này.
    Mặc dù các trẻ chỉ biết đến bản thân chúng, tuy nhiên hầu hết các trò chơi của chúng chỉ sẽ là bắt chước hành vi và hoạt động của người khác. Bắt chước và trò chơi đóng giả nhân vật  sẽ là các trò chơi mà chúng thích nhất ở thời điểm này. Vì vậy, khi bé 2 tuổi thường hay mang gấu bông theo đi ngủ, hoặc đút đồ ăn cho búp bê đồ chơi của bé. Nếu Ba mẹ có thể ngồi quan sát các hành vi và lời nói của bé, thì có thể thấy rằng bé nói chính xác từng chữ từng lời, với giọng điệu như bạn nói với chúng khi cho chúng ngủ, hoặc cho chúng ăn. Có thể bé không nghe theo lời của bạn như phải ngủ sớm, phải ăn nhanh.. nhưng khi bé đóng giả là vai trò là ba mẹ, chúng bắt chước chính xác y chang các hành động và điều bạn nói để nói với gấu và búp bê. Những trò chơi này giúp bé rất nhiều trong việc nắm bắt được các hành vi, lời nói và vai trò khi bé lớn lên sau này.

    Phát triển trí tuệ cảm xúc cho bé 2 tuổi – Cách để phát triển hành vi chia sẽ của trẻ

    Cách tốt nhất cho trẻ 2 tuổi học hành vi đối xử như thế nào với những người xung quanh bé bằng cách cho bé chơi với các bạn, có thể cùng tuổi hoặc lớn hơn, nếu chơi với các bé lớn hơn, các bé lơn hơn sẽ có thể dạy cho bé cách chia sẽ đồ vật với bạn. Tốt nhất là các ba mẹ nên cho các bé chơi theo các nhóm nhỏ từ 2 – 3 trẻ. Và ba mẹ chỉ đứng ngoài quan sát, theo dõi các hoạt động của bé, để không trẻ nào bị cào cấu, đánh bởi các bạn, bạn nên để những các trẻ tự chơi với nhau, đừng can thiệp vào các hoạt động của chúng. Các trẻ cần học được sự chia sẽ, phối hợp từ các bạn, chứ không phải từ ba mẹ ở giai đoạn này.

    Keywords: Phát triển trí tuệ cảm xúc cho bé 2 tuổi - phat trien tri tue cam xuc cho be 2 tuoi

    Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

    Phát triển khả năng sử dụng tay và ngón tay cho trẻ 2 tuổi

    Làm sao phát triển khả năng sử dụng tay và ngón tay cho trẻ 2 tuổi
    Lúc 2 tuổi, bé nhà bạn sẽ có thể cầm nắm, và sử dụng những đồ dùng, đồ chơi nhỏ một cách dễ dàng. Vào thời điểm này, trẻ đã có thể lật qua lật lại được những trang sách, chơi trò chồng khối với 4,5 tầng chồng lên nhau, bé còn có thể tự tháo dây giày và kéo zip (phẹc ma tua) khóa quần. Không những vậy bé còn có thể phối hợp tốt các động tác của cổ tay, ngón tay và bàn tay. Lúc này, bé có thể vặn nắm cửa, vặn nút chai, có thể sử dụng cốc (ly) nhựa bằng 1 tay khá dễ dàng, và có thể tự mở hộp giấy gói kẹo để lấy ăn.
    Hơn thế nữa, bây giờ bé đã có thể bắt đầu vẽ được. Ba mẹ hãy đưa cho bé 1 cây bút chì màu, và đứng quan sát xem bé vẽ những cái gì: bé sẽ bụm tay lại nắm bút chì màu, và sau đó sẽ cố gắng nghệch ngoạc những nét vẽ đầu tiên. Bức tranh đầu đời của bé là những hình vô nghĩa với vô số các xoáy tròn, và dọc thẳng, nhưng đó là khả năng sáng tạo tuyệt vời của bé.
    Ở thời điểm này, bé sẽ chơi một cách nhẹ nhàng và có sự tập trung hơn, không như lúc bé 18 tháng tuổi. Lên 2 tuổi, bé sẽ có khả năng chú ý lâu hơn. Hơn thế nữa, bây giờ bé còn cá thể tham gia cùng đọc sách đọc báo với bố mẹ mà không la quấy làm phiền.
    Bé sẽ rất hứng thú trong việc vẽ, chơi chồng khối, hoặc cầm nắm & sử dụng các đồ vật, vì vậy các khối hình và các vật lồng vào nhau sẽ có thể khiến bé chơi rất lâu một cách thích thú. Và nếu như bé không có các hộp bút chì màu hoặc các bộ đồ chồng xếp, sẽ có thể làm giảm khả năng sáng tạo của bé.
    Keywords: Phát triển khả năng sử dụng tay và ngón tay cho trẻ 2 tuổi - phat trien kha nang su dung tay va ngon tay cho tre 2 tuoi

    Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

    Đồ chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi

    Đồ chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi – Phần 1: Khái quát về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi

    Ở độ tuổi lên 2, trẻ không những hiểu tất cả những điều bạn nói với trẻ, mà còn nói nhiều hơn với vốn từ vựng tăng lên một cách đáng kể (bé có thể nói được 50 từ hoặc hơn). Hơn 1 tuổi, bé đã bắt đầu nói được các từ ghép (2, 3 từ 1 câu) như uống nước, ba ăn, và thậm chí có thể nói được đến 4 – 6 từ như, banh đâu rồi ba?. Bé đã có thể bắt đầu sử dụng cách xưng hô như con, ba mẹ, bạn và hiểu khái niệm “của con” (con uống nước). Các ba mẹ hãy chú ý vào cách bé sử dụng ngôn ngữ như thế thế để hiểu suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bé.
    Người lớn hay thường hay so sánh sự thông minh của các đứa trẻ với nhau thông qua cách nói chuyện của chúng, nhưng tốt hơn chúng ta nên tránh điều này. Vì vào thời điểm lên 2 tuổi, sự phát triển về ngôn ngữ giữa các đứa trẻ sẽ khác nhau. Trong khi một số đứa trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ với tốc độ từ từ, thì các trẻ khác có thể khác có thể nói năng diễn đạt 01 cách trôi chảy. Và có thể có một số bé còn có khả năng “tám” (nói nhiều) hơn các bạn đồng trang lứa. Điều này không có nghĩa ngôn ngữ là yếu tố cần thiết cho sự thông minh hơn, và nổi trội hơn so với các đứa trẻ khác, nó không có ý nghĩa nhiều thậm chí khi cả bé biết rất nhiều từ ngữ. Sự thật, những đứa trẻ trầm tính có thể chỉ nói vài từ, nhưng có sự chọn lọc khi chúng nói các từ đó. Theo 1 quy luật chung, những bé nam thường nói nhiều hơn các bé nữ, nhưng sự khác nhau này, như những gì đã nói ở trên, sẽ có xu hướng mất đi khi bé đi học.
    Nếu không có bất kỳ sự hướng dẫn nào, chỉ cần lắng nghe và nói lại, bé đã có thể nắm rất rõ về quy luật cấu tạo câu từ khi bé bắt đầu đi học. Ba mẹ chỉ cần giúp bé tăng thêm lượng từ ngữ sử dụng, và ngông ngữ bằng cách đọc 01 phần của chuyện thiếu nhi hằng ngày cho bé nghe. Ở giai đoạn này, bé có thể theo được mạch câu chuyện, và có thể hiểu và nhớ rõ các ý chính, và các thông tin nhỏ trong sách. Để tăng sự chú ý giúp bé thích thú hơn, nên chọn các câu chuyện khuyến khích sự tương tác của bé, như sờ, chạm, hình nhân vật, và lặp lại từng đoạn nhỏ. Với cách này, đến hết 2 tuổi, khả năng về ngôn ngữ của bé đã có thể tăng lên nhiều, bé có thể sử dụng được nhiều từ ngữ, không những vậy bé còn rất vui với các bài vè, đố chữ, và rất yêu thích ngôn ngữ khi sử dụng từ chọn lọc.

    Đồ chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi – Phát hiện quá trình chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

    Tuy nhiên, với một số trẻ, quá trình phát triển ngôn ngữ có thể không được thuận lợi. Sự thật theo 01 số bài báo, 1 trên 10 – 15 trẻ gặp vấn đề về việc thấu hiểu ngôn ngữ, và cách diễn đạt. Một vài đứa trẻ, gặp vấn đề này bởi vì nguyên nhân nghe khó khăn, chậm thông minh, và thiếu sự chăm sóc nói chuyện ở nhà, hoặc gia đình có lịch sử chậm nói. Trong hầu hết các trường hợp, là không rõ nguyên nhân.  Nếu bác sĩ nhi khoa nghi ngờ trẻ gặp khó khăn với ngôn ngữ, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát về cơ thể và khả năng nghe nghe của bé, và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia về phát triển ngôn ngữ cho bé. Biết sớm và xác định được sự chậm phát triển ngôn ngữ của bé hoặc khả năng nghe của bé là rất quan trọng, để việc chữa trị có thể bắt đầu trước khi vấn đề này làm ảnh hưởng đến các khả năng khác của bé. Trừ khi bạn và bác sĩ nhi khoa xác định được nguyên nhân và giải quyết việc chậm phát triển ngôn ngữ, nếu không trẻ của bạn vẫn có thể gặp khó khăn ngay cả khi bé được đi học.
    Keywords: Đồ chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi – do choi phat trien ngon ngu cho tre 2 tuoi

    Đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi

    Đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi – phần 1: Những hoạt động nào được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 2 tuổi?

    Bé đã bước qua thời kỳ sơ sinh, và bước vào tuổi lên 2. Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu có thể tự bước đi, phân biệt được các hình học cơ bản, ngôn ngữ cũng bắt đầu hình thành. Theo một số nghiên cứu, sau đây là một số hoạt động trẻ có thể tự thực hiện được ở độ tuổi lên 2:

    Phát triển động tác vận động
    • Bé có thể tự đi một mình.
    • Kéo đồ chơi trong khi di chuyển.
    • Bắt đầu có thể chạy.
    • Có thể đứng trên các ngón chân.
    • Đá banh trả lại cho ba mẹ.
    • Trèo lên cầu thang bằng cách giữ các thanh chắn.
    • Leo trèo trên các đồ vật bàn ghế nhỏ.

    Phát triển kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa bàn tay và ngón tay
    • Có thể chơi xây nhà với việc chồng 3,4 khối lên nhau.
    • Bé có thể hay sử dụng 01 tay thuận hơn tay còn lại.
    • Kéo đổ đồ chơi trong các hộp chứa đồ chơi của bé.

    Phát triển ngôn ngữ
    • Có thể chỉ đúng được đồ vật, hình ảnh khi nói đúng tên của đồ vật đó.
    • Nhận ra tên của các thành viên trong gia đình, và các bộ phận trên cơ thể như mắt mũi, miệng. Bé có thể chỉ đúng khi ba mẹ hỏi bé.
    • Sử dụng từ 2-4 từ 1 câu.
    • Thực hiện được các yêu cầu đơn giản từ bố mẹ.
    • Lặp lại được các từ đơn giản trong các câu nói.

    Phát triển trí tuệ
    • Tìm được mảnh ghép còn lại, trong 1 bức tranh với 2, 3 mảnh ghép.
    • Phân biệt được các hình dạng cơ bảng tam giác, vuông, ngôi sao, tròn.
    • Phân biệt được các màu cơ bản.
    • Có thể chơi đồ hàng với ba mẹ.

    Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp
    • Bắt chước hành vi của trẻ khác, và người lớn.
    • Bắt đầu nhận thức về hành vi chia sẽ đồ chơi với bạn.
    • Nhận biết được mình độc lập với người khác.
    • Bộc lộ những hành vi khiêu khích
    • Có những hình vi bướng bỉnh ở độ 2,5 tuổi.

    Những dấu hiệu phát triển ba mẹ nên để ý đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi

    Bởi vì những đứa trẻ sẽ lớn lên theo các nhịp độ khác nhau tùy vào gen, dinh dưỡng, giáo dục… Do vậy, rất quan trọng khi ba mẹ hiểu được nhịp độ phát triển tự nhiên của bé để có cách nuôi và dạy cho phù hợp. Các mốc được đưa ra tổng quan các hoạt động của bé theo sự phát triển, nhưng không phải là dấu hiệu để cảnh báo sự chậm phát triển nếu bé không làm được các hoạt động này. Tuy nhiên, khuyến khích các ba mẹ lưu ý các cột mốc chậm phát triển sau:
    • Không thể bước ở 18 tháng tuổi.
    • Không thể nói được tối thiểu 15-18 từ mỗi tháng.
    • Không thể nói một từ ghép ở độ tuổi lên 2.
    • Không làm theo được các yêu cầu đơn giản của ba mẹ.
    • Không nhận biết được các chức năng đơn giản của các đồ vật trong nhà. 

    Xem thêm phần 2: Hiểu các hành vi và tính cách của trẻ để phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi

    Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé 


    Keywords: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi - do choi phát trien tri tue cho tre 2 tuoi



    Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

    Giúp trẻ vượt qua sợ hãi ngày đầu tiên đi học

    Ngày đầu tiên đi học là ngày lần đầu tiên bé tiếp xúc làm quen với môi trường xa lạ mà không có ba mẹ bên cạnh, bé sẽ rất sợ hãi nếu ba mẹ không chuẩn bị tốt tâm lý cho bé. Sau đây là một số cách hữu ích mà các ba mẹ có thể áp dụng để giúp bé vượt qua tâm lý sợ sệt này:
    1. Trước khi bé đến trường, trước đó vài ngày nên dẫn trẻ đi tham quan trường, nếu được xin phép được gặp cô chủ nhiệm của bé, như vậy, cho ngày đầu đi học, bé sẽ không phải bỡ ngỡ sợ hãi trước một môi trường mới.
    2. Ba mẹ nên dành thời gian cho bé, chơi những trò chơi trốn tìm với bé, những trò chơi trốn tìm sẽ giúp bé quen với tâm lý bé biết ba mẹ vẫn luôn bên bé, dù không có sự hiện diện của ba mẹ.
    3. Từ lúc nhỏ ba mẹ nên mua cho bé những con búp bê đồ chơi, gấu bông... những thứ mà bé có thể xem như là một người bạn thân. Khi bé ngày đầu tiên đi học, mang theo cho bé những đồ chơi này, sẽ giúp bé cảm thấy tự tin, bớt căng thẳng, sợ hãi trước một môi trường xa lạ khi không có người thân bên cạnh.

    Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

    Chúc Mừng Ngày Doanh Nhân Việt Nam 2014

    Happy for Business day. 

    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Xin được gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới giới Doanh nhân Việt Nam trong ngày lễ đặc biệt này. Kính chúc những ước mơ xây dựng doanh nghiệp thành công và hoài bão tạo dựng được một cộng đồng kinh doanh Việt Nam lớn mạnh sớm trở thành hiện thực.



    G.P Marketing

    Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

    TRANSFORMER power bank

    GP Trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng sản phẩm:

    TRANSFORMER power bank!!! 4000mAh !!!
    2D&3D LOGO ENGRAVING INSIDE CRYSTAL AVAILABLE !!!


    >> Sản phẩm mới: Mô hình - Action Figure.
    >> Tháp đựng bia - Beer Tower 3L




    G.P Marketing

    Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

    Bình nước hình trái banh

    G.P trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng  sản phẩm Watter Botte - Bình nước hình trái banh

    Bình nước thể thao
    Có thể gấp gọn với kích thước 11.5*8.5*8.5cm.
    Kích thước khi mở ra 18.5*8.5*8.5cm
    Dung tích 450ml
    Chất liệu nhựa PP,PE không bị ảnh hưởng tới sức khỏe

    Giá bán: 50.000vnd/ bình

    Liên hệ: 08 35144 662



    G.P Marketing

    Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

    Máy làm bắp rang bơ hình trái banh - Popcorn maker football

    G.P trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng sản phẩm Máy làm bắp rang bơ hình trái banh - Popcorn maker football

    Cùng thưởng thức hương vị bắp rang bơ tự làm và coi một bộ phim với người thân thì quả thật rất thú vị.
    Với thiết kế hình trái banh thì cùng thưởng thức bắp rang và xem bóng đá cũng quá tuyệt phải không bạn! 
    Bởi vậy đừng bỏ lỡ cơ hội tự tạo “một rạp chiếu phim nho nhỏ” trong chính nhà mình với chiếc máy nổ bỏng ngô gia đình tiện dụng.
    Thông tin sản phẩm:
    Máy nổ bỏng ngô gia đình
    Màu sắc: Trắng đen 
    Công Suất: 1200w
    Chất liệu: Nhôm và Nhựa cứng
    Giá bán: 590.000vnd/c
    MUA NGAY: 08 35144662

    Hướng dẫn sử dụng: Sau khi cho ngô đã được tẩm ướp bơ theo sở thích như muối, đường hay ớt (hoặc để nguyên) vào máy nổ ngô này và bật công tác, chỉ sau một khoảng thời gian chưa đến 3 - 3.5 phút bạn sẽ có mẻ ngô vàng óng với hương vị thơm ngon. 


    Khác với các loại ngô/bắp rang bơ bình thường bán ở ngoài thị trường mà bạn không thể kiểm soát được mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm, với chiếc máy nổ bỏng dành cho gia đình này, bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn cũng như hương vị của bỏng ngô mà mình tự tay làm ra.
    Máy sử dụng đơn giản và thuận tiện, dễ lau chùi, đảm bảo sạch sẽ và thơm ngon.
    Hiện tại mày đang có sẵn tại Showroom của G.P với mẫu hình trái banh như trên và một vài mẫu khác.

                                                                                                                              G.P Marketing