Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ của bố mẹ đôi lúc sẽ trông giống như 2 con người hoàn toàn khác vậy. Lúc đầu thì dễ thương, cởi mở, nhìn bố mẹ trìu mến và ai bồng bế đi đâu cũng đồng ý cả. Nhưng sau đó, trẻ lại trở nên khó chịu, bám chặt lấy bố mẹ và không chịu tiếp xúc với người lạ. Nhiều người xung quanh sẽ nói rằng trẻ sợ hãi và nhút nhát như vậy là do bố mẹ đã giữ trẻ quá kĩ, làm hư trẻ, nhưng bố mẹ đừng tin những lời này. Tất cả các hành động của trẻ lúc thế này lúc thế khác của trẻ không phải hoàn toàn là do bố mẹ hay cách nuôi dạy của bố mẹ, mà những điều kỳ lạ này chủ yếu là do sự thay đổi môi trường, con người và trong cách suy nghĩ của trẻ. Nhưng dù có là vì bất kỳ lý do nào thì bố mẹ cũng nên tìm hiểu để xây dựng được một mối quan hệ bền vững giữa trẻ và bố mẹ
Lo lắng và né tránh người lạ là một trong những phản ứng rất bình thường đối với một đứa trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ có thể cảm thấy thật kỳ lạ khi mà trước kia trẻ thoải mái với tất cả mọi người thì giờ bước vào giai đoạn này trẻ lại bắt đầu không cởi mở với người lạ như trước nữa. Tất cả những điều này có một cách lý giải rất đơn giản đó là lúc trước trẻ bình tĩnh khi gặp người lạ vì trong đầu trẻ chưa hình thành định nghĩa quen lạ, và ai đối với trẻ cũng như nhau. Khi gần 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu hình thành những suy nghĩ này nên nếu có người lạ mặt tới gần trẻ sẽ không gần gũi như với bố mẹ và người thân. Điều này là hết sức bình thường đối với một đứa trẻ và bố mẹ không cần quá lo lắng. 

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "

Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Vào thời gian này, trẻ sẽ trưởng thành nhanh chóng hơn là những gì bố mẹ có thể tưởng tượng. Giai đoạn này là khởi điểm cho nhiều điều đáng lưu tâm khác. Và ngay khi trẻ nhận ra mỗi người là một cá thể thì cũng là lúc trẻ sẽ biết rằng bố mẹ cũng là duy nhất. Khi bố mẹ khuất khỏi tầm mắt của trẻ, trẻ cũng sẽ tự hiểu rằng thật ra bố mẹ đang ở đâu đó trong nhà và chỉ là không phải ở cùng với trẻ mà thôi. Trẻ lúc này chưa có hiểu được khái niệm về thời gian, vì vậy trẻ sẽ không xác định được là bao lâu bố mẹ quay lại, hay thậm chí là bố mẹ có quay lại không. Khi trẻ lớn hơn 1 chút, trẻ bắt đầu có ký ức và những ký ức này sẽ tồn tại trong đầu trẻ một thời gian trong lúc bố mẹ rời đi và điều này giúp trẻ biết được chắc chắn bố hoặc mẹ sẽ quay lại. Tuy nhiên thì vào giai đoạn, với trẻ chỉ có ký ức ngắn hạn, vì vậy khi bố mẹ rời đi, dù chỉ là để qua phòng ngay bên cạnh để lấy đồ thì trẻ cũng sẽ lo lắng mà òa khóc. Khi mà bố hoặc mẹ bỏ ra khỏi phòng cùng 1 người lạ, trẻ có thể sẽ la khóc ầm ĩ. Chính do vậy mà nếu không có bố mẹ, trẻ sẽ không chịu ngủ và ngay khi trẻ giật mình tỉnh giấc, trẻ sẽ tìm bố mẹ đầu tiên.
Bố mẹ nghĩ rằng những lo lắng này của trẻ sẽ kéo dài trong bao lâu? Thường thì nó sẽ lên tới đỉnh điểm vào khoảng tháng thứ 10 và tháng thứ 18 và sau đó mất dần. Theo một vài cách đặc biệt, trẻ và bố mẹ có thể duy trì tình cảm tốt đẹp với nhau, dù cho đối với người khác trẻ sẽ vẫn rất khó chịu. Trên tất cả mọi người, trẻ sẽ luôn muốn được gặp và gần gũi với bố mẹ - những người quan trọng nhất đối với trẻ. Cái cảm giác được trẻ bám trên cánh tay đáng yêu đến nỗi khó ai có thể cưỡng lại nổi, đặc biệt bạn là người được trẻ yêu quý, những hành động dễ thương và nụ cười thân thiện của trẻ sẽ khiến mọi người yêu mến. Tuy nhiên thì khác với trẻ, sẽ có đôi lúc bố mẹ cảm thấy mệt mỏi với chuyện trẻ suốt ngày bám lấy không buông và sẽ khóc òa lên nếu trẻ thấy bố mẹ bỏ ra ngoài. Nhưng nếu không được gặp trẻ dù là vài tiếng đồng hồ thôi, bố mẹ sẽ thấy rất nhớ và muốn được ôm trẻ trong tay. Nhưng cũng có cách giúp trẻ trong khi chờ đợicó thể giảm sự lo âu xuống mức thấp nhất, sau đây là những thông tin rất hữu ích có thể giúp cho bố mẹ:
  • Trẻ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm những lúc mệt mỏi, đói hoặc không khỏe trong người. Nên vào những lúc này, nếu bố mẹ có việc phải ra ngoài thì nên sắp xếp ra ngoài lúc trẻ đang ngủ trưa hoặc ăn dặm. Và đặc biệt, cố gắng ở bên cạnh trẻ càng nhiều càng tốt những lúc trẻ bệnh.
  • Đừng rời đi một cách ồn ào mà nên lặng lẽ rời đi trong lúc có người đang ngồi chơi cùng trẻ và làm trẻ phân tâm khỏi bố mẹ. Sau đó nói lời tạm biệt và phóng ra khỏi nhà một cách nhanh chóng.
  • Trẻ sẽ mau chóng nín khóc sau khi thấy bố mẹ đi vài phút sau đó, trẻ khóc toáng lên chỉ là để bố mẹ thấy và ở lại không đi nữa. Nếu bố mẹ đi rồi thì vài phút sau trẻ sẽ hướng sự chú ý của mình sang những đồ chơi bên cạnh hoặc những người xung quanh.
  • Giúp trẻ học cách đối mặt với việc bị tách ra khỏi bố mẹ trong một thời gian ngắn là rất cần thiết. Bố mẹ có thể thực hiện bằng cách lúc trẻ bò vào trong phòng chơi, bố mẹ không nên chạy vào với trẻ ngay lập tức mà hãy chờ một lúc rồi mới bước vào. Khi bố mẹ cần đi qua phòng khác trong vài giây, bố mẹ có thể nói rõ với trẻ là bố mẹ sẽ qua bên phòng đó và hứa là sẽ quay lại. Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng, việc bố mẹ rời đi không quá khủng khiếp như trẻ vẫn tưởng, nhưng điều quan trọng là, một khi bố mẹ đã hứa sẽ quay lại thì nên chắc chắn rằng mình sẽ giữ lời hứa.
  • Khi đưa trẻ đến nhà một người quen hoặc trường giữ trẻ để gửi trông giúp trẻ, bố mẹ không nên thả trẻ ở đó rồi rời đi. Hãy dành vài phút chơi cùng trẻ tại môi trường mới này. Và khi rời đi hãy trấn an trẻ bằng cách nói với trẻ rằng bố mẹ sẽ quay lại vào lúc khác.

Nếu giữa trẻ và bố mẹ có một sợi dây tình cảm gắn bó và mạnh mẽ, mối lo sợ xa bố mẹ của trẻ sẽ đến sớm hơn so với những trẻ cùng tuổi, và đương nhiên, trẻ cũng sẽ vượt qua nó một cách nhanh chóng hơn. Thay vì chứng kiến và chống lại cảm giác khó chịu của trẻ khi phải xa bố mẹ, hãy duy trì sự ấm áp và những phút giây vui vẻ nhất có thể dành cho bé thông qua những hành động và cử chỉ của bố mẹ. Đây là cơ sở hình thành nên tính cách và tình cảm của trẻ trong những năm tới.
Ngay từ đầu, bố mẹ nên nhận thức rõ rằng trẻ là duy nhất với những tính cách và sở thích riêng biệt. Tuy nhiên ở độ tuổi này thì trẻ vẫn còn một khái niệm khá mơ hồ về việc trẻ là một cá thể riêng biệt và rất khác mọi người xung quanh. Lúc này, những đặc tính riêng của trẻ mới bắt đầu được hé mở. Khi trẻ ngày một phát triển tư duy và nhận ra rằng mình là một cơ thể có tính cách riêng biệt thì lúc đó trẻ sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về sự tồn tại của bố mẹ và mọi người xung quanh.
Một trong những dấu hiệu rõ nhất thể hiện sự nhận thức của trẻ đó là cách trẻ tự nhìn vào mình trong gương. Lúc trẻ được khoảng 8 tháng tuổi, trẻ xem gương như một món đồ chơi hấp dẫn. Trẻ chỉ nghĩ trong gương là một cô bé khác nữa hoặc đó là hình ảnh của những màu sắc xung quanh trẻ. Nhưng khi trẻ lớn hơn, khoảng từ 9 tháng tới 11 tháng tuổi, phản ứng của trẻ sẽ thay đổi, trẻ nhìn vào gương và hiểu rằng đó chính là mình. Lúc rọi gương, trẻ có thể chạm vào mũi của mình, kéo mắt lên và đùa nghịch trong gương, vì vậy bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi gương, chỉ vào những bộ phận trên khuôn mặt của trẻ và nói “đây là mũi của bé, còn đây là mũi của mẹ nè”, hẳn là trẻ sẽ rất thích thú được bố mẹ đùa giỡn như thế.
Nhiều thời gian nữa trôi qua thì trẻ sẽ càng dạn dĩ hơn, ít gặp lúng túng khi gặp người lạ và sẽ dễ dàng hơn cho bố mẹ khi tách khỏi trẻ. Trẻ cũng trẻ trở nên quyết đoán hơn, trước kia bố mẹ thường hay lái trẻ cư xử theo hướng riêng của bố mẹ, nhưng tới lúc này, trẻ đã dần hình thành suy nghĩ và muốn mọi thứ theo ý của trẻ. Vì vậy bố mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ dùng tay bốc đồ ăn thay vì cầm muỗng giống bình thường bố mẹ hay bắt trẻ làm, và trẻ cũng trẻ trở nên năng động hơn, bố mẹ sẽ còn cần nói “không” rất nhiều với trẻ để tránh cho trẻ những điều nguy hiểm và không nên lại gần.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi – phat trien cam xuc va ky nang giao tiep cho tre tu 8 - 12 thang tuoi 

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng


Đồ chơi xếp khối xây dựng cho trẻ cơ hội tạo nên một thế giới riêng của mình, và nhờ vậy, các loại đồ chơi xếp khối xây dựng giúp trẻ phát triển được các kỹ năng về trí tuệ, thể chất, giao tiếp và tình cảm.

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 

Đồ chơi xếp hình khối xây dựng là gì ?

Đã qua rồi cái thời những đồ chơi xếp khối xây dựng chỉ là những khối gỗ trơn và hình vuông. Hiện nay trên thị trường có rất là nhiều dạng đồ chơi xếp khối với những kích thước và hình dạng khác nhau, được làm từ nhựa, kim loại, gỗ và tre. Một vài loại thì có khớp nối, vài loại khác lại có ngăn xếp hoặc chìa khóa, chúng có thể di chuyển hoặc bẻ cong được,…Dù là loại đồ chơi như thế nào thì đều đòi hỏi trẻ phải sử dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để sắp xếp, kết nối và tạo ra sản phẩm.
Các cửa hàng đồ chơi giáo dục sẽ là một nơi lý tưởng cho các bậc phụ huynh tìm kiếm các đồ chơi xếp khối xây dựng cũng như là các loại đồ chơi hữu ích khác phù hợp cho từng lứa tuổi và từng giai đoạn phát triển.

Những lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng cụ thể là như thế nào ?

 Mỗi loại đồ chơi xếp khối xây dựng khác nhau sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác nhau, nhưng cũng có những lợi ích chung sẽ được đạt được thông qua việc kết nối các khối này lại với nhau để ra được một hình dáng có ý nghĩa.

  • Phát triển trí tuệ: Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, việc chơi với các đồ chơi xếp khối xây dựng sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản trong vật lý và toán học. Bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú của mình, những tòa nhà với kích thước, hình dạng, trọng lượng và chất liệu khác nhau được trẻ làm ra sẽ thể hiện được khả năng sáng tạo của trẻ. Khi mức độ phức tạp của đồ chơi tăng lên cũng là lúc trẻ cần tập trung nhiều hơn và trí tuệ ngày càng mở rộng hơn.
  • Đồ chơi xếp khối xây dựng giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu xây dựng một kế hoạch cụ thể trong đầu. Nhưng để xây dựng thành một ngôi nhà thực sự từ kế hoạch đó lại không phải là điều dễ dàng. Chỉ cần bố mẹ quan sát trẻ trong lúc trẻ đang chơi đồ chơi xếp khối xây dựng sẽ hiểu rõ hơn về quá trình trẻ tập làm quen với đồ chơi này.
  • Phát triển thể chất: Trẻ sơ sinh và trẻ đang ở tuổi tập đi rất thích chơi với các khối xây dựng kích thước lớn, yêu cầu những kỹ năng đơn giản để trẻ có thể cầm bốc và xếp chúng với nhau thành một ngôi nhà hay hình thù thú vị. Khi theo dõi một đứa trẻ chơi đùa, bố mẹ sẽ thấy trẻ cố gắng bằng cả cơ thể của mình để có thể đặt được khối gỗ vào vị trí mà trẻ muốn. Khi trẻ lớn lên, các khối gỗ này được làm chi tiết hơn và và yêu cầu độ chuyển động chính xác hơn và mức độ kiểm soát cơ thể cao hơn. Đây là loại đồ chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động cơ thể tốt nhất, giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ của trẻ sau này.
  • Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp: Khi trẻ còn bé, các đồ chơi xếp khối xây dựng trẻ có thể chơi được 1 mình hoặc tốt hơn là chơi cùng bạn bè. Bố mẹ có thể cùng trẻ tham gia vào các trò chơi xếp khối xây dựng này, và cả hai sẽ thể hiện được tính hợp tác của mình trong khi đó vẫn duy trì được tính độc lập của bản thân mỗi người. Đây là một cách tuyệt vời để giúp trẻ làm quen với khái niệm “hợp tác”, bởi trẻ sẽ phải cùng bố hoặc mẹ phân công lao động lúc chơi, nhiệm vụ của mỗi người là mỗi khác và sự kết hợp của cả 2 sẽ giúp hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

Những điều cần lưu ý khi chọn mua đồ chơi xếp hình khối xây dựng


Như hầu hết những loại đồ chơi khác, có một số điều lưu ý cần xem xét khi mua đồ chơi xếp khối xây dựng. Tất nhiên, an toàn là một trong những điều cần lưu ý hàng đầu để đảm bảo các loại đồ chơi bố mẹ chọn là phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu bố mẹ cần hỗ trợ, có thể gọi điện tới các cửa hàng đồ chơi giáo dục dành cho trẻ em, các nhân viên ở đó có thể giúp bố mẹ có những lựa chọn phù hợp trong lĩnh vực này, đó có thể là những hướng dẫn cơ bản nhất để bố mẹ có căn cứ để mua cho con mình những món đồ chơi thích hợp.
  • Đồ chơi xếp khối xây dựng dành cho trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: Ngay cả ở độ tuổi còn bé này cũng đã có rất nhiều sự lựa chọn đồ chơi dành cho trẻ. Những loại đồ chơi lồng vào nhau một cách đơn giản là một trong những món đồ phù hợp để trẻ bắt đầu làm quen với loại hình đồ chơi mới mẻ này. Lúc đầu đó có thể là các khối được nhồi vải mềm, nhẹ và dễ dàng cầm nắm. Bố mẹ cũng có thể tự làm nơi chứa các khối xếp này của trẻ bằng hộp đựng giày hay hộp giấy, to hơn thì có thể là các giỏ bằng nhựa cỡ trung,…
  • Khi mua đồ chơi xếp khối xây dựng cho trẻ dưới 1 tuổi, những điều cần lưu tâm hàng đầu đó chính là kích thước của chúng có vừa tầm tay của trẻ không, màu sắc của đồ chơi có đủ bắt mắt để trẻ thích thú và tập trung chơi không và đồ chơi có đủ mềm mại để không ra bất cứ chấn thương nào nếu rơi từ trên xuống hay không. Ở độ tuổi dưới 2 tuổi, trẻ sẽ không quan tâm tới chuyện xây dựng được thành “một cái gì đó”, mà chỉ đơn giản là di chuyển chúng và xếp chồng lên.

Lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng

  • Đồ chơi xếp khối xây dựng dành cho trẻ từ 3 tuổi – 4 tuổi: Khi trẻ được 3 tuổi – 4 tuổi, trẻ sẽ xây dựng các khối theo mục tiêu riêng của bản thân, các khối mà trẻ xây được lúc này sẽ tuy hầu hết vẫn là những khối xếp lớn nhưng đã phong phú hơn rất nhiều. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ thỏa thích sử dụng các khối xếp của mình để xây dựng nên sân vận động, hàng rào, giao thông,…Vì vậy sẽ càng thú vị hơn nếu bố mẹ cung cấp thêm cho trẻ những phụ kiện đi kèm theo đồ chơi xếp khối xây dựng như đồ chơi nhựa, xe hơi, người dân và các tòa nhà thấp,…Những phụ kiện này sẽ giúp khám phá khả năng của trẻ ở nhiều khía cạnh khác nữa như tự tạo ra một loại đồ chơi mới hoặc cũng có thể tham gia đóng kịch. Bố mẹ có thể chọn mua những phụ kiện này từ các cửa hàng đồ chơi hoặc trung tâm thương mại uy tín không phải lo lắng về chất lượng.
  • Có một vài loại xếp khối xây dựng được xem là phù hợp nhất cho độ tuổi này và chúng có những kích cỡ và hình dạng hết sức phong phú. Nói chung thì trẻ ở độ tuổi này vẫn còn thích chơi với những khối lớn và trên thị trường hiện nay những khối xếp lớn cũng được sản xuất với những hình dạng và màu sắc rất phong phú giúp trẻ linh hoạt hơn trong việc xây dựng các khối này thành hình dáng có ý nghĩa.
  • Khi trẻ được 4 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu kết nối các khối xếp xây dựng với nhau. Hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu đồ chơi uy tín trên thị trường để bố mẹ có thể chọn lựa. Điều mà bố mẹ cần lưu ý là các lọa đồ chơi đó có khả năng gây ngạt thơ cho trẻ không, trẻ có khả năng sẽ nuốt phải chúng không,…Vì vậy hãy đảm bảo rằng những loại đồ chơi bố mẹ chọn sẽ không thể bỏ vừa vào miệng của trẻ.

Lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng

  • Đồ chơi xếp khối xây dựng dành cho trẻ từ 5 tuổi – 7 tuổi: Khi trẻ ở độ tuổi đi học, mức độ tập trung của trẻ đối với những đồ chơi xếp khối này sẽ cao hơn trước. Và những thứ chúng xếp thành có thể gọi là 1 “đồ vật” thay vì đống ngổn ngang vô danh như lúc trước. Ngoài những loại đồ chơi lớn, trẻ ở tuổi này cũng bắt đầu thích thú việc sắp xếp các khối xây dựng có kích thước nhỏ hơn, và tất nhiên là vẫn đi kèm với những phụ kiện mà bố mẹ cung cấp sẽ khiến trò chơi thú vị hơn rất nhiều.


Lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng

  • Đồ chơi xếp hình khối sáng tạo dành cho trẻ từ 8 tuổi – 12 tuổi: Những món đồ chơi xếp khối xây dựng thực sự gây hứng thú với trẻ ở giai đoạn này, và mức độ phức tạp cũng như việc đòi hỏi các kỹ năng cũng cao hơn rất nhiều so với lúc trước. Đối với chúng đó không chỉ là các hình khối và gạch mà đó còn là vật dụng để trẻ xây dựng nên các đồ vật thực tế hơn. Các cửa hàng đồ chơi giáo dục một lần nữa lại là nơi mà bố mẹ nên ghé thăm để chọn được những món đồ chơi phù hợp nhất cho trẻ trong giai đoạn này.
Lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng



Những mẫu đồ chơi phụ kiện đi kèm cho trẻ cũng được các cửa hàng trưng bày rất phong phú, bố mẹ có thể tìm mua những đồ chơi như xe điều khiển, nhà mô hình,…Đây là những món đồ chơi truyền thống mà trẻ em nào cũng sẽ thích.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

 Từ khóa: Lợi ích của đồ chơi xếp hình khối xây dựng cho trẻ 6 tháng tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi, 12 tuổi – Loi ich cua do choi xep hinh khoi xay dung cho tre 6 thang tuoi, 1 tuoi, 2 tuoi, 3 tuoi, 4 tuoi, 5 tuoi, 6 tuoi, 7 tuoi, 8 tuoi, 9 tuoi, 10 tuoi, 11 tuoi, 12 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)


Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ trải qua những thay đổi lớn trong tính cách. Vào đoạn đầu của thời kỳ này, trẻ có vẻ vẫn còn thụ động và quá “bận rộn” với việc ăn uống ngủ nghỉ và thể hiện tình cảm với bố mẹ. Nhưng khi trẻ đã có thể ngồi dậy, dùng tay của mình để làm mọi việc, trẻ có thể sẽ trở nên chú tâm và quyết đoán hơn với thế giới bên ngoài. Trẻ sẽ háo hức được tiếp cận và chạm tay vào tất cả những gì trẻ nhìn thấy. Và nếu trẻ không thể tự mình lấy, trẻ sẽ yêu cầu sự giúp đỡ từ phía bố mẹ bằng cách la hét, đập hoặc vứt những đồ vật đang ở trong tầm với. Nhưng một khi bố mẹ đã đi lấy đúng món đồ mà trẻ muốn trẻ sẽ quên ngay đi sự tức giận vừa rồi mà có thể cười vui vẻ lập tức, thậm chí đôi khi còn đùa giỡn lại với bố mẹ bằng cách cười, nhún nhảy và bập bẹ vài âm thanh đáng yêu. Và một sự thật nữa sẽ khiến bố mẹ vui hẳn lên đó là mặc dù trẻ sẽ thích rồi lại chán đồ chơi, nhưng trẻ sẽ không bao giờ chán chơi cùng bố mẹ cả.
Một vài khía cạnh đặc biệt giúp hình thành nên tính cách của trẻ đó chính là thể chất và khí chất. Bố mẹ nên quan sát xem trẻ có hay gắt gỏng, nóng nảy không hay nhẹ nhàng bình tĩnh? Dễ tính hay dễ khó chịu? Bướng bỉnh hay ngoan ngoãn? Nếu mở rộng ra mà nói thì những đặc điểm này là những đặc tính bẩm sinh. Cũng giống như mỗi đứa trẻ đều có hình hài và kích cỡ khác nhau, chúng cũng có những tính cách không lẫn vào đâu được. Các đặc điểm về tính cách độc đáo này bao gồm mức độ hoạt động, tính kiên trì, khả năng thích ứng với thế giới xung quanh,… Tất cả những đặc điểm này sẽ bắt đầu rõ nét từ những tháng này. Bố mẹ không nhất thiết phải khám phá tất cả các khía cạnh tính cách của trẻ, đặc biệt là một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể sẽ la lên rất to chỉ vì thấy một con mèo trèo lên cửa sổ. Nhưng về lâu dài, giúp trẻ thích nghi một cách tự nhiên với thế giới là điều rất quan trọng cho cả trẻ và bố mẹ. Bởi vì tính cách của trẻ là có thật và nó ảnh hưởng rất nhiều đến bố mẹ và các thành viên trong gia đình, điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu con mình rõ nhất có thể.

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 


Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi

“Phong cách hành vi” của trẻ phản ánh rất rõ cách mà bố mẹ nuôi dạy trẻ cũng như cách mà bố mẹ thể hiện chính mình. Ví dụ như lúc bé vòi vĩnh khó chịu, cách cư xử của bạn lúc này sẽ như bản năng của một người mẹ hơn là một người dễ bực mình và cáu kỉnh. Những hành động đó có tác động rất lớn đến hành vi của trẻ sau này.
  • Một vài trẻ ở giai đoạn này rất dễ tính, điềm đạm và dễ đoán trước, nhưng cũng có nhiều trẻ bố mẹ gặp nhiều khó khăn hơn. Trẻ sơ sinh rất bướng bỉnh và nhạy cảm, chính vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn và hướng dẫn trẻ một cách nhẹ nhàng. Nhiều trẻ không thể thích ứng với môi trường xung quanh mình một cách dễ dàng được, và trẻ sẽ càng trở nên khó chịu nếu bố mẹ cứ đốc thúc trẻ làm quen với những điều đó trước khi trẻ thực sự sẵn sàng. Ở một vấn đề khác lớn hơn, bố mẹ đừng nên thử thay đổi tính cách của trẻ, bởi như vậy sẽ chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn mà thôi. Bố mẹ có thể thay đổi thói quen và suy nghĩ của trẻ, chứ không nên thay đổi tính cách trẻ. Bố mẹ có thể giảm áp lực cho mình trong vấn đề nuôi dạy trẻ bằng việc học cách chấp nhận tính cách của trẻ, chứ đừng chống lại hoặc làm việc chống lại nó.
  • Lời nói và những cử chỉ âu yếm của bố mẹ đôi khi có thể làm những điều kỳ diệu là làm cho các dây thần kinh đang căng lên vì cảm xúc của một đứa trẻ đang cáu kỉnh dịu bớt. Việc mất tập trung vào sự tức giận của mình giúp trẻ lấy lại được năng lượng để cho các hoạt động khác của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ hét lên vì bố mẹ không chịu cúi xuống nhặt món đồ chơi trẻ cố tình làm rơi xuống sàn, bố mẹ không nên la mắng trẻ, mà nhẹ nhàng bế trẻ đặt xuống sàn để trẻ tự mình bò tới lấy đồ chơi
  • Những đứa trẻ quá nhạy cảm và nhút nhát thì cần được quan tâm chăm sóc một cách đặc biệt, nhất là trong trường hợp trong nhà đang có 1 đứa trẻ khác năng động và cá tính hơn, làm lu mờ trẻ trong mắt mọi người. Khi bố mẹ thấy trẻ ngồi im và không đòi hỏi gì chính là lúc trẻ đang buồn và nhút nhát, hoặc khi trẻ không cười với bố mẹ, bố mẹ nên nhận ra rằng trẻ đang không có hứng thú chơi đùa. Những đứa trẻ như thế này cần được quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt, thậm chí là cần quan tâm hơn những đứa trẻ khác rất nhiều. Trẻ có lẽ sẽ bị choáng ngợp bởi không khí xung quanh và cần bố mẹ dẫn dắt cách thức hòa nhập vào cùng với mọi người. Vì sao bố mẹ nên làm vậy? Vì như thế sẽ có được một khoảng thời gian để trẻ tập dần quen với người lạ và được mọi người tiếp xúc một cách từ từ, không quá đột ngột. Hãy cứ để trẻ ngồi cùng bố mẹ ở phía trước, và khi đã dần quen với không khí, trẻ sẽ tự mình hòa nhập được. Và một khi trẻ đã cảm thấy an toàn thì tự khắc trẻ sẽ hồi đáp lại mọi người nhiều hơn.

Đặc biệt, bố mẹ cũng nên cho bác sĩ nhi khoa của trẻ biết bất kỳ một sự lo lắng hay thắc mắc nào từ phía bố mẹ về sự phát triển cảm xúc của trẻ. Các bác sĩ có thể giúp đỡ cho bố mẹ nếu đó là những bác sĩ chuyên khoa về lĩnh vực liên quan tới tình cảm, cảm xúc của trẻ. Và bác sĩ cũng không thể hiểu cặn kẽ nếu bố mẹ chỉ nói về 1 giai đoạn nào đó của trẻ được, mà cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin về từng giai đoạn phát triển cảm xúc của trẻ. Thời gian chính là cách giúp cho bố mẹ thay đổi những gì tốt nhất cho con.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi – phat trien cam xuc va ky nang giao tiep cho tre tu 4 - 7 thang tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)



Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Những đồ chơi thả khối phù hợp cho trẻ từ 2 - 3 tuổi

Tại sao những đồ chơi thả khối phù hợp cho trẻ từ 2 - 3 tuổi ?

Đồ chơi thả khối là những loại đồ chơi đơn giản nhưng lại giúp trẻ phát triển rất nhanh quá trình tư duy và ra quyết định. Khi trẻ cố gắng tìm ra lí do tại sao khối hình vuông không thể đưa lọt qua được lỗ hình tròn, trẻ sẽ dần phát triển được kĩ năng giải quyết vấn đề của mình. Trẻ ở tuổi chập chững biết đi thường thích sắp xếp, ngăn nắp, phân loại và thích tự trẻ sắp xếp một cách cơ bản cuộc sống của mình. Những đồ chơi thả khối và lồng vào nhau là sự lựa chọn tuyệt vời cho những trẻ phát triển sớm về kĩ năng tự giải quyết vấn đề. Đây là những dạng đồ chơi mang tính phân loại cao, nó còn có nhiều chức năng đi kèm rất hữu ích như giúp phân biệt màu sắc và hình dạng. Đây là một trong những món đồ chơi lâu đời được đánh giá là phù hợp cho trẻ em từ 2 – 3 tuổi. Trẻ có thể chơi trò thả khối cơ bản nhanh hơn và chính xác hơn. Sự tò mò về nguyên nhân và kết quả của trẻ cũng tăng cao, trẻ sẽ quan tâm với đồ chơi nhiều hơn, tìm nhiều cách để chơi với chúng hơn để thấy được nhiều kết quả khác nhau.


Những đồ chơi thả khối phù hợp cho trẻ từ 2 - 3 tuổi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ, ba mẹ nên quan tâm :


Một khi chứng kiến trẻ được tiếp xúc với những món đồ chơi thả hình khối này, bố mẹ sẽ thấy mình đã quyết định thật đúng đắng khi lựa chọn món đồ chơi này cho con. Chúng có thể vừa học vừa chơi trong một thời gian rất lâu, và đồ chơi này còn có thể giữ lại để làm kỷ niệm khi trẻ lớn lên, vì đồ chơi này rất bền và an toàn. Nếu các bậc phụ huynh đang tìm kiếm cho con mình một món đồ chơi vừa an toàn vừa giúp ích cho quá trình phát triển của con cháu mình, thì có thể tham khảo danh sách gợi ý dưới đây.

Đồ Chơi Gỗ Nhà Thả Hình Khối

Đồ Chơi Gỗ Nhà Thả 12 Khối khuyến khích phát triển trí tưởng tượng của trẻ cũng như dạy trẻ tất cả về màu sắc, hình dạng và cách phân loại chúng


3 đồ chơi thả khối phù hợp nhất cho trẻ

Đồ Chơi Gỗ Giỏ Thả Khối

Đồ Chơi Gỗ Giỏ Thả 12 Khối giúp trẻ làm quen với môn hình học cơ bản qua các hình tròn, chữ nhật, vuông, tam giác, ngôi sao… Kết hợp tốt giữa mắt và tay, tạo sự khéo léo, nhanh nhẹn trong việc lựa chọn các khối hình để bỏ lọt vào những ô thích hợp.


3 đồ chơi thả khối phù hợp nhất cho trẻ

Đồ Chơi Gỗ Hộp Xếp Hình Thả Khối

Đồ Chơi Gỗ Hộp Xếp Hình Thả Khối là trò chơi 2 trong 1, bé vừa học thả khối, vừa học xếp hình thành những chú ếch năng động, heo xinh xắn, bò khỏe mạnh, cá heo thông minh. Trò chơi sẽ giúp bé phân biệt các gam màu như xanh, đỏ, vàng..., làm quen với môn hình học cơ bản và phát huy khả năng tư duy logic qua việc lựa chọn các khối hình để thả lọt vào ô cho thích hợp. Ngoài ra, âm thanh vui tai và màu sắc tươi tắn sẽ giúp các bé phát triển song song cả thị giác lẫn thính giác. 


3 đồ chơi thả khối phù hợp nhất cho trẻ

Tham khảo : 

Từ khóa: Những đồ chơi thả khối phù hợp cho trẻ từ 2 - 3 tuổi - nhung do choi tha khoi phu hop cho tre tu 2 - 3 tuoi - đồ chơi phù hợp cho trẻ 2 tuổi - 3 tuổi - do choi phu hop cho tre 2 tuoi - 3 tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)



Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi


Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ sẽ dành phần lớn thời gian của mình cho việc quan sát và lắng nghe mọi người xung quanh mình. Trẻ sẽ dần làm quen với việc được bố mẹ chọc cười, cho ăn và được bồng bế một cách thoải mái. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu khi bố mẹ cười với chúng và đôi lúc theo bản năng, trẻ sẽ cười để đáp trả. Ngay cả trong tháng đầu đời, trẻ đã biết cách cười theo cách cơ bản nhất hoặc là nhăn mặt lại. Sau đó dần dần chuyển qua tháng thứ 2, trẻ không chỉ cười mà còn tỏ ra rất thân thiện và dễ chịu bằng cách đưa tay sờ vào người ở gần trẻ hay tỏ ra thích thú khi được ẵm bồng.

Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

  • Bố mẹ có quan sát được nụ cười đầu tiên của con mình không? Đó thực sự là một bước ngoặc lớn cho cả bé và bố mẹ. Và không làm quá lên khi nói rằng những vất vả của việc thức khuya mỗi đêm, giật mình lúc con khóc,…bố mẹ đều thấy xứng đáng hễ mỗi khi nhìn thấy con cười. Về phía trẻ, trẻ sẽ bắt đầu hình thành sự giao tiếp của mình thông qua việc mấp máy đôi môi, trẻ sẽ có 2 cách để thể hiện việc muốn được nói chuyện với bố mẹ. Một là cười thật nhiều, thậm chí cười thành tiếng để bố mẹ chú ý, hai là trẻ sẽ mấp máy miệng phát ra những âm thanh tuy không có ý nghĩa nhưng rất đáng yêu. Và khi được bố mẹ nói chuyện đáp lại hoặc mỉm cười với trẻ, trẻ sẽ thấy rất vui vẻ. Cười cũng giống như khóc, đều là cách giúp trẻ thể hiện nhu cầu của mình và là một “cách” để nói cho bố mẹ biết đang có vấn đề tốt hoặc xấu xảy ra với trẻ.
  • Bố mẹ nên dành thời gian để nói chuyện, giao tiếp và cười với trẻ nhiều hơn, phần còn lại là tự bản thân trẻ tư duy và khám phá. Não của trẻ sẽ dần phát triển nhưng chúng cũng bị phân tán bởi những cảm xúc như đói, mệt, mỏi, đau,…Những cảm giác cảm xúc này có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của trẻ sau này. Khả năng giao tiếp với xã hội của trẻ ngày càng tăng là minh chứng rõ nhất cho thấy trẻ thích thú và đánh giá cao những kinh nghiệm mà trẻ quan sát từ cuộc sống. Mở rộng thế giới tư duy của trẻ không chỉ giúp trẻ và bố mẹ ngày càng vui vẻ mà đây còn là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của bé
  • Giai đoạn đầu, có thể trẻ sẽ cười mà không nhìn vào mắt của bố mẹ, tuy nhiên, bố mẹ đừng nên lăn tăn về vấn đề này. Mắt trẻ lúc này chưa hoàn thiện, chính do vậy việc bố mẹ đứng ở xa làm trẻ mất kiểm soát đối với tầm nhìn và bị choáng ngợp bởi thế giới rộng lớn xung quanh. Đó chính là lý do trẻ nghe bố mẹ cười, trẻ cười đáp lại nhưng không nhìn vào mắt của bố mẹ mà đảo mắt nhìn một chỗ nào đó trong phòng. Bố mẹ đừng quá lo lắng về sự xao nhãng này của trẻ, trẻ vẫn sẽ chú ý tới hình dáng khuôn mặt của bố mẹ, âm thanh phát ra từ giọng nói cũng như mùi hương và hơi ấm từ cơ thể của bố mẹ sẽ dần trở nên quen thuộc đối với trẻ. Và khi bố mẹ trở nên thật sự gần gũi với bé, bé sẽ dần nhìn vào ánh mắt của bố mẹ trong 1 thời gian rất lâu và hình ảnh đôi mắt sẽ đi vào tâm trí của trẻ. Bố mẹ có thể hỗ trợ cho quá trình này diễn ra nhanh hơn bằng cách giữ mặt mình tới mặt trẻ ở một khoảng cách gần như cố định, điều chỉnh giọng nói hoặc cách nhấn âm của bố mẹ lúc có trẻ.
  • Khi trẻ tròn 3 tháng tuổi, trẻ sẽ thực sự thuần thục trong việc cười và phát ra âm thanh từ miệng. Đôi khi trẻ sẽ bắt đầu một “cuộc trò chuyện” bằng một tràng cười dài và ríu rít “nói” nhằm gây sự chú ý của bố mẹ. Vào những lúc khác, nếu không có gì đặc biệt, trẻ sẽ nằm im trong chờ đợi, nhìn khuôn mặt của bố mẹ cho tới khi nào bố mẹ mỉm cười với trẻ thì trẻ sẽ đáp trả lại một cách nhiệt tình bằng những tràng cười giòn tan. Toàn bộ cơ thể của trẻ sẽ tham gia vào cuộc trò chuyện. Bàn tay trẻ sẽ mở rộng, một hoặc cả hai tay sẽ nhấc lên và cánh tay với chân sẽ di chuyển cùng nhịp điệu giọng của bố mẹ. Những chuyển động trên gương mặt của trẻ cũng là cố gắng làm cho giống bố mẹ. Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, cơ miệng cử động rõ nét, trẻ cũng sẽ há miệng và mấp máy môi như cũng muốn nói theo.

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 

Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Tất nhiên, trẻ sẽ không thân thiện và dễ chịu với tất cả mọi người. Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng thích đặc biệt 1 người này nhưng lại không thích người khác. Và người mà chúng thích nhất, hiển nhiên là bố mẹ của chúng – người mà tiếp xúc với chúng thường xuyên nhất. Sau này, khi trẻ được khoảng 3 tháng, 4 tháng tuổi thì trẻ lại bị thu hút bởi những đứa trẻ khác. Nếu có anh chị em, bố mẹ quan sát có thể thấy chúng chơi đùa, cười với nhau rất vui vẻ, đặc biệt là khi chúng bắt đầu giao tiếp với nhau. Nếu bé nghe thấy tiếng trẻ con đi ngang ngoài đường hoặc trên tivi, chúng sẽ lập tức hướng mắt về phía có trẻ con. Sự thích thú này của trẻ sẽ tăng dần theo thời gian.
Ông bà, hoặc là người hay thường xuyên đến thăm trẻ là những người đầu tiên được nhìn thấy trẻ cười. Nếu tiếp tục duy trì sự giao tiếp này, trẻ với mọi người sẽ dần quen và có thể chơi đùa thoải mái với nhau . Ngược lại, nếu là người lạ sẽ chỉ nhận được ánh mắt lạ lẫm dè chừng của trẻ chứ không phải là một nụ cười như với người quen. Hành vi chọn lọc này cho bố mẹ thấy được rằng, ngay cả độ tuổi còn bé bỏng này, trẻ đã bắt đầu “sắp xếp” mọi người trong cuộc sống của mình. Mặc dù tín hiệu này nghe có vẻ hơi ích kỷ, nhưng đúng là trẻ sẽ chỉ thân thiết với những người gần gũi với trẻ nhất.
Bằng cách nhiệt tình tham gia vào các cuộc hội thoại với bố mẹ hoặc một ai khác, mọi người sẽ biết được rằng đối với trẻ, những người này rất quan trọng, có thể có được sự tin tưởng của trẻ và trẻ có một mức kiểm soát nhất định trong chính cuộc sống của mình. Bằng cách tập trung nói chuyện với trẻ khi trẻ giao tiếp là một dấu hiệu giúp trẻ nhận biết được rằng bạn quan tâm tới trẻ.
Khi trẻ ngày càng phát triển, cách mà trẻ và bố mẹ giao tiếp với nhau sẽ thay đổi theo nhu cầu và mong muốn của trẻ. Ngày qua ngày, bố mẹ sẽ thấy rõ hơn các khía cạnh tính cách khác nhau của trẻ đang dần hé lộ:
  • Đối với những nhu cầu cấp thiết, ví dụ như rất đói hoặc rất đau, trẻ sẽ có cách thông báo cho bố mẹ biết theo cách riêng của mình. Có thể đó sẽ là tiếng la hét, rên rỉ hay tiếng kêu ư ử buồn rầu, tuyệt vọng. Dần dần bố mẹ sẽ dần quen và nhanh chóng nhận ra những tín hiệu này, đôi lúc nhận ra trước khi trẻ tự biết mình muốn gì.
  • Lúc trẻ đang ngủ, hoặc đang tự chơi 1 mình trong củi, bố mẹ sẽ cảm thấy được lúc này trẻ có đủ khả năng tự đáp ứng và mang lại nguồn vui cho chính bản thân mình. Điều này có thể là một khoảng thời gian cho bố mẹ nghỉ ngơi hoặc lo công việc kinh doanh. Những lúc trẻ chơi 1 mình, bố mẹ có thể quan sát từ xa để theo dõi sự an toàn cho trẻ và còn là để giúp trẻ tự làm mọi việc, điều này còn góp phần phát triển các kỹ năng vận động của trẻ về sau. Những hoạt động này là nền tảng cho việc sau này trẻ tự biết bình tĩnh và tập trung vào sự việc, hơn nữa còn giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm khi mà cả ngày đã hoạt động rất mệt mỏi như vậy. Đây là những kỹ năng giúp phát triển cảm xúc và vận động quan trọng cho trẻ trong giai đoạn này
  • Khi ngày một lớn, các nhu cầu cảm xúc của trẻ sẽ được trẻ truyền đạt đến cho bố mẹ ngày càng rõ ràng (như í ơi kêu, rên rỉ,…). Trẻ lúc này dần hiểu được những gì mình muốn và vòi khóc cho bằng được. Nếu bố mẹ đem đến món đồ mà trẻ không thích trẻ vẫn sẽ cầm lấy nhưng tiếp tục khóc, cho tới khi bố mẹ đưa đúng món đồ vật mà trẻ thích mới thôi.

Theo thời gian, các nhu cầu cấp thiết của trẻ sẽ giảm, thay vào đó là trẻ sẽ tự chơi nhiều hơn và lâu hơn. Đây là một phần quan trọng vì đây là giai đoạn giúp bố mẹ học được cách “hiểu” những phản ứng trên cơ thể của trẻ và chăm sóc cho trẻ lúc trẻ khó chịu trước khi trẻ kịp nhận thức được mình muốn gì. Với việc kiểm soát cơ thể tốt hơn, trẻ có thể tự làm nhiều điều để giải trí và tự an ủi chính bản thân mình đỡ nhàm chán hơn khi phải ở một mình.
Trong những tháng đầu tiên, bố mẹ đừng lo lắng quá về vấn đề trẻ sẽ hư nếu tập trung quá nhiều sự chú ý vào trẻ. Ngược lại, bố mẹ cần quan sát và kịp thời đáp ứng khi trẻ đòi hỏi. Trong thực tế, bố mẹ càng mang lại sự thoải mái kịp thời cho trẻ bao nhiêu thì về sau này trẻ sẽ ít đòi hỏi bố mẹ bấy nhiêu. Ở giai đoạn này, cần đặc biệt chú ý đến an toàn của trẻ. Bằng cách thiết lập sự an ninh xung quanh cho trẻ, sau này trẻ sẽ ý thức hơn về vấn đề an toàn. Và sau này, khi trẻ tách ra khỏi bố mẹ, trẻ sẽ tự biết lo cho mình hơn.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi


Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi – phat trien cam xuc va ky nang giao tiep cho tre tu 1 – 3 thang tuoi - phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 2 tuổi - phat trien cam xuc va ky nang giao tiep cho tre 2 tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)


Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 5 tuổi


Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 5 tuổi

Ở độ tuổi trước khi đến trường này, trẻ đã có được sự cân bằng và phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng vận động của một cơ thể trưởng thành. Trẻ lúc này đã có thể đi bộ, chạy nhảy, đánh đu, tự tin bước những bước chân dài hơn, đi lên đi xuống cầu thang mà không cần giữ tay vịn. Thậm chí, trẻ đã có thể thực hiện động tác đứng trên 1 chân, trên các ngón chân, ngoài ra còn có thể quay vòng, đi lùi hay lộn một vòng trên giường. Trẻ lúc này cũng đã đủ sức để nhào lộn và thực hiện các động tác khó hơn rất nhiều so với trước kia, trẻ còn có thể nhảy những bước rất xa mà vẫn giữ vững được cơ thể.

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ tu 4 - 5 tuổi đối với từng bộ phận

  • Đây là giai đoạn bước ngoặc đánh dấu sự thay đổi ở trẻ. Ở độ tuổi này, sẽ có rất nhiều yếu tố kích thích các động tác vận động của trẻ ngày càng phát triển vượt trội hơn. Mỗi ngày bố mẹ được chứng kiến sự trưởng thành của trẻ ở khả năng độc lập ngày càng cao và sự háo hức khẳng định mình của trẻ, khi đi dạo, trẻ sẽ thích chạy trước bố mẹ để dẫn đường. Tuy nhiên, lúc này các kỹ năng vận động của trẻ vẫn còn được thể hiện một cách tự nhiên, và ít bị chi phối bởi óc phán đoán của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần thường xuyên tập cho trẻ thói quen suy nghĩ trước khi hoạt động và khi đi ngoài đường, bố mẹ phải nắm tay dắt trẻ đi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Sự cảnh giác là rất cần thiết đối với một đứa trẻ hiếu động, đặc biệt là ở những nơi gần nước. Thậm chí dù trẻ có biết bơi, bố mẹ cũng không nên lơ là dù chỉ là trong giây lát. Vì các kỹ năng vận động của trẻ ở giai đoạn này chưa cho phép trẻ bơi lâu và liên tục được. Hơn nữa, nếu trẻ bị rớt xuống nước, trẻ có thể vì quá sợ hãi mà quên mất các động tác bơi giúp cho mình nổi lên mặt nước. Chính vì những lý do trên, bố mẹ không bao giờ nên để trẻ một mình tại hồ bơi hay bãi biển.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 5 tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 5 tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 5 tuổi

Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 5 tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 4 - 5 tuoi 

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)


Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Quà tặng Gấu bông cho lễ tốt nghiệp

G.P Trân trọng giới thiệu sản phẩm Gấu bông, dùng làm quà tặng sinh nhật nhân viên, quà tặng tốt nghiệp.

Kích thước làm theo yêu cầu
In hoặc thêu logo trên áo với độ bền cao

Liên hệ:
Ms. Quyên - 08 35144 662
Email: gp-gift@gp-gift.com.vn
Website: www.gp-gift.com.vn