Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Kẻ được - người mất trong hiệp định TPP

Trên CNBC, Deborah Elms – Giám đốc Asia Trade Centre cho biết: "Người chiến thắng lớn nhất là Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ đổ tới nước này. Thứ hai có thể là Malaysia và thứ ba là Nhật Bản". Trong một báo cáo gần đây, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cũng có nhận xét tương tự, do Việt Nam sẽ có quyền tự do thâm nhập thị trường Mỹ với các sản phẩm dệt may và giày dép. Đây là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với mức thuế vào Mỹ hiện trong ngưỡng 17-32%.   
TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện tại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sẽ tăng mạnh, đổ về quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất TPP này.

12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất thỏa thuận sau 5 năm đàm phán. Các nước TPP có tổng GDP chiếm 40% toàn cầu. Và khi hiệp định này được thực thi, kinh tế thế giới sẽ được bổ sung gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Nhà Trắng ước tính TPP sẽ xóa bỏ 18.000 loại thuế nhập khẩu cho các sản phẩm nước này, đồng thời cho phép mọi nhà sản xuất, từ Việt Nam đến New Zealand dễ dàng tiếp cận hàng loạt thị trường tại khu vực Thái Bình Dương. 

ke-duoc-nguoi-mat-trong-tpp
Công nhân trong một nhà máy may ở Bình Dương. Ảnh: Bloomberg
PIIE cũng dự báo Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất, tính theo phần trăm, với lần lượt 13,6% và 31,7%. Eurasia Group cũng có chung quan điểm này, khi cho rằng TPP có thể đẩy GDP Việt Nam lên thêm 11% cho đến năm 2025, với xuất khẩu tăng 28% trong thời kỳ này, khi các công ty nước ngoài đổ đến đây để tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ.
Các ngành được hưởng lợi nhiều nhất là dệt may, thủy hải sản, do thuế nhập khẩu được giảm bớt. Tuy nhiên, giảm thuế nhập khẩu thuốc từ mức 2,5% hiện tại sẽ khiến cạnh tranh giữa các hãng dược phẩm trong nước và nước ngoài càng gay gắt. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ tăng cũng khiến các công ty Việt Nam bị hạn chế tiếp cận và sản xuất thuốc mới.
Malaysia chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Mỹ, Canada hay Mexico. Vì thế, họ cũng sẽ là đối tượng hưởng lợi chính từ TPP. "TPP sẽ giúp các hãng xuất khẩu Malaysia có cơ hội tiếp cận toàn bộ thị trường Bắc Mỹ, và sẽ tăng tính hấp dẫn của Malaysia trong vai trò trung tâm nhận đầu tư từ Bắc Mỹ", Rajiv Biswas - Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IHS cho biết.
Các ngành được lợi nhiều nhất là điện tử, hóa phẩm, dầu cọ và xuất khẩu cao su. Malaysia hiện là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và là một trong những nước trồng cao su lớn nhất toàn cầu. Dù vậy, các công ty quốc doanh nước này có thể phải chịu trận với các điều khoản công bằng về hoạt động cung cấp hàng cho Chính phủ.
Với Nhật Bản, ngành hưởng lợi lớn nhất là ôtô, khi được quyền tiếp cận Mỹ - thị trường xuất khẩu ô tô lớn nhất cho nước này - với mức thuế rẻ hơn. Việc TPP mở cửa thị trường dịch vụ của tất cả các nước thành viên với nhau cũng sẽ đem lại lợi thế lớn cho họ. Do lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản tương đối kém cạnh tranh, họ sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển. Các ngành sẽ được hưởng lợi là logistics, lưu kho, phân phối, du lịch, thực phẩm – đồ uống. Hơn nữa, tác động cộng hưởng của cả TPP và một FTA khác với Liên minh châu Âu (EU) có thể nâng đáng kể tốc độ tăng trưởng trong dài hạn cho Nhật Bản, Biswas cho biết.
Nhưng mặt khác, nông nghiệp Nhật sẽ chịu ảnh hưởng mạnh khi Chính phủ phải dỡ bỏ một số biện pháp bảo hộ thị trường gạo, giảm thuế nhập khẩu thịt bò từ 38,5% xuống 9% trong vòng 16 năm, đồng thời thuế nhập khẩu thịt lợn cũng bị hạ thấp.
Với Australia, thỏa thuận sẽ giúp gỡ bỏ 9 tỷ đôla Australia thuế nhập khẩu cho nước này, Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết. Cơ hội tiếp cận thị trường đường tại Mỹ, thịt gia súc tại Nhật Bản và nhiều thị trường khác như thủy sản, ngũ cốc, gạo cũng sẽ rộng mở. Các công ty dược phẩm nước này sẽ rất hứng khởi khi thời hạn bảo hộ dược phẩm đã bị hạ xuống tối thiểu là 5 năm, thay vì 12 năm như Mỹ yêu cầu trước đây. Việc này có thể khiến giá thuốc rẻ hơn và cạnh tranh hơn.
Còn tại New Zealand, TPP sẽ giúp họ tiết kiệm 168 triệu USD tiền thuế mỗi năm, Bộ trưởng Thương mại - Tim Groser cho biết. Ngành sữa được hưởng lợi lớn nhất với khoản tiết kiệm gần 67 triệu USD thuế, nhờ quyền tiếp cận các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Mexico. Những mặt hàng xuất khẩu khác như thịt bò, hoa quả, hải sản, rượu và thịt cừu cũng sẽ được hưởng lợi.
Trái lại, những nước không tham gia TPP sẽ cảm nhận được ảnh hưởng tiêu cực khi nằm ngoài hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này. "Tác động của việc chuyển hướng thương mại sẽ rơi chủ yếu vào Trung Quốc", PIEE cho biết. Xuất khẩu nước này sẽ giảm 1,2%. Xuất khẩu Trung Quốc có thể mất thị phần tại Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước đang phát triển khác như Việt Nam, Fielding Chen - nhà kinh tế học tại Bloomberg cho biết.
Bên cạnh đó, vì Việt Nam hưởng lợi từ khả năng tiếp cận thị trường Bắc Mỹ, các nước xuất khẩu dệt may và trang phục khác có thể sẽ chịu tác động. "Bangladesh, Cambodia, Pakistan và Sri Lanka sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc chuyển hướng thương mại và đầu tư trong dệt may và da giày sang các thành viên TPP", Biswas dự báo.
Ấn Độ cũng có thể gánh hậu quả. Vì "Trong khi New Delhi có lĩnh vực xuất khẩu tương đối đa dạng, dệt may và trang phục vẫn đóng góp tới 13% tổng xuất khẩu của nước này trong tài khóa 2014", Biswas cho biết.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) được cho là sẽ không chịu ảnh hưởng lớn. Do khối này đã có rất nhiều FTA với các nền kinh tế châu Á và hiện đang đàm phán một FTA với Mỹ.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Lợi ích của trò chơi đóng vai


7 lí do mang lại lợi ích của trò chơi đóng vai


Trò chơi đóng vai là một trò chơi hoặc là bất kì hoạt động nào đòi hỏi trẻ phải tự mình tìm kiếm niềm vui và tính giải trí trong chính trò chơi mà trẻ đã tạo ra. Ví dụ, một vài trẻ sử dụng điều khiển tivi để giả làm điện thoại di động của mình và giả vờ như đang nói chuyện với ai đó qua điện thoại. Một vài trẻ khác lại lấy, gối, mền và chăn để làm thành pháo đài của riêng chúng. Để hỗ trợ cho trẻ tự chơi trò này thêm thú vị, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty đồ chơi trẻ em đáng tin cậy có sản xuất các loại đồ chơi giáo dục. xã hội và đồng thời giúp trẻ “đóng vai” giống thật nhất có thể.

  • Trò chơi đóng vai bắt đầu từ khi nào?
Trò chơi đóng vai này bắt đầu từ rất lâu về trước, và phát triển cùng với quá trình phát triển của văn minh loài người. Hàng ngàn năm qua, việc tự tạo ra không gian và nhận vật của riêng mình từ lâu đã trở thành 1 trò chơi quen thuộc đối vơi trẻ em. Đặc biệt là trong tầng lớp nông dân, trẻ em ít có thời gian và cơ hội để chơi những món đồ chơi xa xỉ khác, nên chúng tận dụng suy nghĩ và thời gian rảnh rỗi để tìm kiếm niềm vui cho mình. Gần đây, sự ra đời của tivi, internet, trò chơi video đã dần thay thế cho những kiểu chơi cổ điển ngày trước.
  • Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai
Nhiều phụ huynh tin rằng cho trẻ chơi những loại đồ chơi công nghệ thì sẽ tốt hơn việc trẻ tự chơi, tự đặt mình vào 1 nhân vật nào đó và tự nói chuyện. Quan điểm này rất dễ hiểu vì các trò chơi điện tử và trên Internet hiện nay rất thu hút trẻ em và đưa chúng vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ với những nhân vật thật rất sống động. Tuy nhiên, những trò chơi này có sự tưởng tượng được tạo ra bởi nhà thiết kế game chứ không phải từ chính trẻ. Mặc dù những trò chơi đó cũng là một phần của thời thơ ấu hiện đại, nhưng chúng không thể thay thế một cách hoàn toàn trò chơi đóng vai mà trẻ tự biên tự diễn được. Trẻ cần có cơ hội và không gian để phát triển trí tưởng tượng của mình. Thường thì khi trẻ được 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu nói chuyện với những người bạn tưởng tượng của chúng về những vấn đề, kịch bản do chúng tự tạo nên. Bố mẹ sẽ có một tràng cười rất to khi tận mắt chứng kiến các câu chuyện và nhân vật của trẻ. Tuy nhiên, trò chơi này mục đích không phải là đem lại những câu chuyện hài hước cho bố mẹ, mà nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo những lợi ích sau đây:
  • Phát triển ngôn ngữ: Trò chơi đóng vai giúp trẻ tự nghĩ ra kịch bản và kể lại chúng.  Vì trò chơi này giúp trẻ biến những ý tưởng của mình thành lời nói và đoạn hội thoại. Trẻ em thường bắt chước lời nói và những câu chuyện chúng được nghe từ người lớn, ngay cả khi chúng không thực sự hiểu và biết rõ ý nghĩa của những câu chuyện đó, việc lặp lại và tạo dựng thành một câu chuyện mới giúp trẻ học thêm được nhiều từ vựng và phát triển tư duy hình dung những điều trừu tượng, đặc biệt là sau đó, bố mẹ có giải thích kĩ giúp cho trẻ hiểu rõ hơn về những từ chúng sử dụng. Trẻ em chơi trò chơi đóng vai thường xuyên rất tốt, có thể chúng không thể nắm rõ hết, nhưng điều này giúp trẻ rèn luyện bản thân và cư xử như người lớn. Việc trẻ tự nói chuyện một mình và cư xử lạ lẫm có thể sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, nhưng bố mẹ cứ yên tâm rằng đó là một quá trình phát triển rất tự nhiên của trẻ. Việc này giúp trẻ cải thiện rất nhiều về việc phát triển ngôn ngữ cũng như tự tạo cho mình niềm vui từ những câu chuyện do chính trẻ tạo ra.
  • Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp: Dù là chơi và nói chuyện với người bạn thật sự hay người bạn trong tưởng tượng của mình thì trẻ vẫn thể hiện được nhu cầu và mong muốn của mình đối với một người bạn. Nó giúp trẻ học được tình yêu thương, sự đồng cảm và tăng cường tư duy tình cảm cho trẻ. Trẻ có thể học được mức độ giới hạn tình cảm của mình đối với một người bạn, và điều này rất có ích đối với những đứa trẻ thường ngày khá nhút nhát, những đứa trẻ này có thể được thoải mái tương tác với chính nhân vật do trẻ tạo ra.
  • Phát triển khả năng tự kiểm soát: Trẻ em thời nay thường kém trong vấn đề tự kiểm soát hơn so với thế hệ trẻ em thời kì trước, đặc biệt là tính tự chủ, một trong những lí do quan trọng đó chính là việc thiếu sót trò chơi đóng vai này. Trong quá trình tham gia trò chơi đóng vai, trẻ sẽ tự đặt mình là 1 nhân vật nào đó, và cư xử, suy nghĩ cũng phải giống với chính nhân vật đó. Nghiên cứu cho biết, trẻ có khả năng kiềm chế tốt hơn nếu tham gia vào các trò chơi đóng vai, đặc biệt là đóng các vai người tốt như siêu anh hùng, siêu nhân,…Vì lí do này, các bậc phụ huynh nên xem xét để trẻ được chơi trò chơi đóng vai này nhiều hơn.
  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Vai trò trẻ tự đặt ra trong trò chơi đóng vai bắt buộc trẻ phải đối mặt với những tình huống vượt xa khỏi những kinh nghiệm thực tế mà trẻ hay gặp. Trẻ phải tự tìm cách giải quyết đối với những tình huống mà do chính trẻ tạo ra, thường là những tình huống trẻ biết thông qua việc quan sát hoạt động thường ngày của bố mẹ và mọi người xung quanh. Vì vậy, giải pháp đưa ra thường cũng giống với cách mà bố mẹ giải quyết trong thực tế. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng luôn luôn hành động một cách hợp lí trong những tình huống khó xử, tuy nhiên quá trình tư duy để giải quyết vấn đề sẽ dần dần trở thành một lối mòn suy nghĩ đối với trẻ. Bằng cách thực hành việc tư duy này trong môi trường do chính trẻ tạo ra, trẻ sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bước chân vào cuộc sống thực sự bên ngoài.
  • Phát triển khả năng tư duy: Hầu hết những đứa trẻ đều cảm thấy khó khăn và nhàm chán khi các bậc phụ huynh cứ bắt ép chúng phải học mà không biến những bài học của chúng thành những trò chơi thú vị và hấp dẫn. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này chính và việc giúp trẻ học cộng trừ. Để làm sống động hơn cho bài giảng của mình, giáo viên có thể giả vờ như lớp học là một siêu thị nhỏ, có bán nhiều mặt hàng, học sinh có thể mua hoa quả và thông qua đó học đếm, học cộng trừ và các phép tính toán khác. Thay vì thực hiện vấn đề này trên mặt giấy, các giáo viên có thể hóa thân thành các nhân viên bán hàng, còn các em thì sẽ là khách hàng. Hiện thực sinh động như vậy sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn các phép toán.
  • Tạo hứng khởi cho trẻ: Chơi đóng vai hỗ trợ rất tốt cho việc học hành của trẻ, một trong những lợi ích lớn nhất của nó đó chính là đem đến niềm vui lành mạnh cho trẻ. Trong khi chơi đóng vai, nó cho phép trẻ thoát khỏi thực tại và những căng thẳng, khó chịu trong cuộc sống của trẻ. Sự phát triển của mạng xã hội, trò chơi điện tử và tivi giúp cuộc sống dễ chịu hơn vì nó giúp cho những khó khăn, lo nghĩ tạm dừng ở một thời điểm nhất định, trò chơi đóng vai cũng vậy, nó giúp trẻ thư giãn hơn và đem lại nhiều niềm vui hơn
  • Cơ hội gắn kết các thành viên trong gia đình: Sáu lợi ích trước rất lớn, và nó sẽ càng có tác dụng to lớn hơn nếu cả bố mẹ cũng tham gia vào trò chơi thú vị của trẻ. Mặc dù đúng là bố mẹ không nên ra lệnh cho trẻ là con phải chơi như thế này thế này, nhưng bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ những hướng đi đúng đắn và giải thích cho trẻ hiểu những tình huống phức tạp. Những hoạt động này sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều khi có các bậc phụ huynh, giáo viên hoặc bạn bè của trẻ cùng tham gia.

Những loại đồ chơi phổ biến giúp hỗ trợ trẻ khai thác tối đa lợi ích của trò chơi đóng vai

Hiện nay có vô số những loại đồ chơi giả trên thị trường và bố mẹ cần lựa chọn những hãng đồ chơi uy tín để mua cho trẻ. Và những gợi ý dưới đây có thể giúp bố mẹ chọn được những món đồ chơi hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện trò chơi đóng vai này. Tất nhiên, đối với trẻ nam và trẻ nữ có một sự khác biệt nhất định

Nam
Nữ
Cả 2
Xe tải, hộp dụng cụ chữa cháy, xe lửa, …
Búp bê, dụng cụ của búp bê, gấu bông, mô hình nhà bếp,…
Nhạc cụ, trang phục đóng giả,…

 Kết luận

Chơi trò chơi đóng vai là một trong những cách tuyệt vời cho sự sáng tạo, hiểu biết và trưởng thành của trẻ. Đồ chơi trong cuộc sống giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kỹ năng bên trong và bên ngoài của trẻ là những loại đồ chơi giúp ích cho trẻ rất nhiều. Khi trẻ tăng lượng thời gian dành cho trò chơi tưởng tượng lên, các kĩ năng này cũng ngày càng phát triển.
Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Lợi ích của trò chơi đóng vai
Lợi ích của trò chơi đóng vai


Lợi ích của trò chơi đóng vai


Từ khóa: lợi ích của trò chơi đóng vai – loi ich cua tro choi dong vai

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

Cuộn sống đầy sự tưởng tượng sinh động của một đứa trẻ 3 tuổi sẽ giúp chúng khám phá được rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ tình yêu thương, dựa dẫm cho tới nóng nảy, tức giận hay buồn bã,…Trẻ lúc này không chỉ thể hiện các tính cách khác nhau mà còn tự gán các loại cảm xúc khác nhau cho các đồ vật vô tri trong nhà chẳng hạn như một cái cây, cái bàn, búp bê hoặc gấu bông. Đi kèm theo đó là những suy nghĩ rất vô tư và ngộ nghĩnh, ví dụ như nếu hỏi trẻ: “Con có biết vì sao ông trăng tối nào cũng đi ngang cửa sổ nhà mình không?”, trẻ có lẽ sẽ ngộ nghĩnh trả lời: “Đi ngang để chào con”
Theo thời gian, có thể trẻ sẽ giới thiệu bố mẹ cho những người bạn mới trong tưởng tượng của trẻ. Nhiều trẻ hoàn toàn tin vào việc những đồ vật xung quanh trẻ thực sự có cảm giác trong suốt một thời gian dài. Và thường mỗi trẻ sẽ có một đồ vật bên cạnh quen thuộc mà đồ vật đó sẽ không thể được thay thế bởi bất cứ đồ vật nào khác. Bố mẹ đừng lo lắng rằng trẻ đang sống trong ảo tưởng mà thực ra lúc này, não của trẻ đang phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình. 

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "


Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 3 - 5  tuổi 

  • Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trẻ sẽ chuyển liên tục từ thực tế sang tưởng tượng và ngược lại liên tục trong 1 ngày. Cũng có đôi lúc trẻ quá chìm sâu vào thế giới tưởng tượng của mình mà bố mẹ nhìn vào cũng không biết được nó bắt đầu và kết thúc từ lúc nào. Và thế giới này của trẻ đôi lúc cũng lan sang cả thực tế, trẻ sẽ muốn đút đồ ăn cho búp bê, ru búp bê ngủ, hay thậm chí là có thể nức nở khóc nếu như bố mẹ đùa rằng búp bê bị ngất. 
  • Vì vậy điều quan trọng là bố mẹ cần trấn an trẻ những lúc trẻ sợ hãi hay buồn bã về những sự cố mà trẻ tưởng tượng ra và phải cẩn thận không nên tỏ ra coi thường sự tưởng tượng của trẻ. Giai đoạn phát triển tình cảm này là hết sức bình thường và cần thiết. Và đặc biệt, bố mẹ không nên dọa sẽ nhốt trẻ lại nếu trẻ không chịu ăn tối hay sẽ bỏ trẻ lại phía sau nếu trẻ không chịu đi nhanh lên. Trẻ sẽ tin lời của bố mẹ và cảm giác sợ hãi của trẻ sẽ tăng lên 
  • Ngày qua ngày, bố mẹ đừng ngăn cản trẻ sống trong thế giới tưởng tượng của trẻ vì đó là cách trẻ được thể hiện cảm xúc của mình thật nhất và thậm chí trẻ có thể thông suốt nhiều vấn đề bằng cách này. Ví dụ, bố mẹ có thể nói rằng sẽ gửi búp bê của trẻ đến trường học để xem phản ứng và suy nghĩ của trẻ về trường mầm non như thế nào. Một phần thú vị của thế giới tưởng tượng đó chính là cho phép bản thân trẻ tự mình tạo ra cốt truyện, nhận vật và cái kết, vì vậy, nếu bố mẹ gieo cho trẻ một ý tưởng nào đó, nếu tưởng tượng của trẻ không được giống như bố mẹ mong đợi thì cũng đừng ngăn cản trẻ mà để cho trẻ được làm những điều mình muốn. Sau đó bố mẹ có thể hỏi han và đề xuất một vài hướng tưởng tượng khác cho trẻ. Điều này sẽ hữu ích hơn rất nhiều sao với cách cưỡng chế trẻ làm theo 
  • Trở lại với thực tế cuộc sống, hãy để cho trẻ biết là bố mẹ đã tự hào về trẻ như thế nào lúc thấy trẻ tự lập và sáng tạo như vậy. Bố mẹ cũng nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn và chỉ ra cho trẻ thấy những vấn đề kèm theo cách giải quyết. Hơn nữa, hãy để cho trẻ tự quyết định món trẻ thích ăn, quần áo trẻ thích mặc và các loại đồ chơi trẻ muốn bố mẹ chơi cùng. Việc làm này sẽ làm cho trẻ có cảm giác trẻ cũng là người quan trọng vì được tự mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên chỉ để trẻ tự đưa ra quyết định đối với những món đồ đơn giản 
  • Vậy phương pháp tốt nhất là gì? Mặc dù hầu hết mọi người đều biết rằng một trong những cách tốt nhất để duy trì sự tự lập của bản thân đó là tự mình kiểm soát hoàn hảo các bộ phận trên cơ thể và cả suy nghĩ bên trong, nhưng bố mẹ vẫn phải để trẻ biết rằng ở độ tuổi này trẻ vẫn sẽ còn được bố mẹ quan sát và hỗ trợ. Vì vậy những vấn đề lớn vẫn không nên để trẻ tự quyết định. Ví dụ như bạn bè thách trẻ trèo cây, trẻ cũng sợ nhưng cũng muốn leo trèo, nếu bố mẹ ngăn cản và nhất quyết không cho trẻ làm điều đó, tự khắc lần sau trẻ sẽ tự hiểu mình nên làm như vậy. Tóm lại, điều quan trọng nhất vẫn là sự an toàn của trẻ. 
  • Cũng như trẻ 3 tuổi, trẻ 4 tuổi cũng có những sự tưởng tượng rất tích cực, Tuy nhiên thì lúc này trẻ có thể qua lại giữa thực tế và tưởng tượng một cách lí trí hơn và không bị nhầm lẫn giữa hai thế giới này như trước nữa. Trò chơi đóng vai thì ngày càng chuyên nghiệp và phong phú cốt truyện hơn, và bố mẹ cũng đừng ngạc nhiên khi các bé nam nhà mình lại có xu hướng chuyển qua đóng những vai bạo lực hơn như đánh nhau, đọ kiếm,…Đối với trẻ, như thế không có nghĩa là trẻ có xu hướng bạo lực sau này, mà đó đơn giản chỉ là một trong những cách trẻ thể hiện sự nam tính của mình, đó cũng là một trong những cách giúp trẻ giải trí. 
  • Nếu bố mẹ muốn biết từng bước phát triển sự tự tin của con mình, hãy quan sát cái cách mà trẻ nói chuyện với người lớn. Những trẻ tự tin sẽ nói rất nhiều, đặc biệt là hỏi rất nhiều, vì trẻ rất tò mò và sẵn sàng tìm hiểu để giải tỏa sự tò mò đó thay vì im lặng bởi đấy là người lạ. Hoặc khi trẻ thấy ai buồn, khó, trẻ sẽ tới vuốt ve và quan tâm, thậm chí là hôn an ủi. Đây là những điều rất tốt trẻ học được từ bố mẹ, vì lúc trẻ buồn, bố mẹ cũng hay làm như vậy với trẻ. 
  • Vào khoảng thời gian 4 tuổi – 5 tuổi, trẻ đã bắt đầu có nhận thức cơ bản đầu tiên về giới tính, trẻ nhận thức được bé trai và bé gái là khác biệt với nhau. Có thể vào lúc này, trẻ sẽ hay đặt ra những câu hỏi cho bố mẹ là tại sao nam và nữ lại khác nhau. Bố mẹ nên tìm cách giải thích sao cho đơn giản nhất và dễ hiểu để đảm bảo rằng trẻ sẽ không còn thắc mắc nữa vào giai đoạn này. 

Tại những thời điểm nào thì bố mẹ nên đặt ra giới hạn về sự khám phá của trẻ? Đây thực sự là một vấn đề trong gia đình nhỏ của mình mà bố mẹ cần phải đặt ra. Tốt nhất là không nên để vấn đề này đi quá sâu ở độ tuổi này và nên có một chừng mực nhất định dành cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần phải học được những gì nên và không nên làm để sau này lớn trẻ tự có ý thức về xã hội. Vì vậy, ví dụ, bố mẹ cũng có thể nói với trẻ những điều sau: 

  • Việc hiểu biết về giới tính và rất bình thường và tự nhiên 
    • Không mặc quần áo ở nơi công cộng là không chấp nhận được 
    • Không cho phép ai, ngoài bố mẹ và người thân chạm vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể
      • Cũng có ngoại lệ là các bác sĩ và y tá là những người ngoài duy nhất được phép làm điều đó.


      Vào giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu phân biệt rõ ràng 2 giới tính. Bé gái bắt đầu thích chơi với bố hơn và bé nam thì ngược lại. Trẻ sẽ bắt đầu tranh sự quan tâm của bố hoặc mẹ dành cho mình, trẻ muốn mình là người đặc biệt. Đây là những suy nghĩ và tâm lý hết sức bình thường ở trẻ. Và những điều này sẽ từ từ ổn định trở lại theo thời gian


      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.


                   
      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi





       Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5  tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre từ 3 - 5  tuoi

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

      Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi


      Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi

      Thật sự rất khó cho bố mẹ để theo kịp cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này. Lúc này trẻ có thể tươi cười vui rẻ, thân thiện và rạng rõ, lúc khác lại có thể ủ rũ, nước mắt ngắn dài không rõ lý do. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, những thay đổi về tâm trạng này cũng chỉ là một phần tất yếu cho sự trưởng thành của trẻ mà thôi. Đó là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi về cảm xúc của trẻ đang diễn ra và trẻ đang phải đấu tranh để giành lấy sự kiểm soát cả hành động, cơ thể và cảm xúc của mình vào giai đoạn này. 


      Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 2 tuổi 

      • Ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá thế giới và tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới lạ. Kết quả là, trẻ sẽ giành phần lớn thời gian của mình để khám phá giới hạn riêng của mình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên thì ở độ tuổi này, trẻ sẽ còn thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, vì vậy bố mẹ vẫn cần giám sát trẻ vào giai đoạn này.
      • Khi trẻ vượt quá giới hạn và không thực hiện được, lại còn bị bố mẹ ngăn cản vì cảm thấy nguy hiểm, phản ứng thông thường của trẻ sẽ là thất vọng và tức giận. Trẻ sẽ trở nên nóng nảy và giận dữ, thậm chí trẻ còn có thể tấn công lại bố mẹ bằng cách đánh trả, cắn hoặc đá. Ở độ tuổi này, trẻ thường không kiểm soát được nhiều sự xúc động đột ngột của mình, vì vậy sự tức giận và thất vọng của trẻ sẽ chuyển sang hình thức, khóc, đánh và la hét. Đó là cách duy nhất lúc này được trẻ lựa chọn để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Nhiều lúc trẻ sẽ còn vô tình hành động làm tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Chính vì vậy, việc giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc là rất quan trọng.
      • Có ai từng nói với bố mẹ rằng trẻ sẽ chỉ thân thiết và gần gũi với người trong gia đình và những người thân quen với trẻ không? Cũng không hiếm những trường hợp trẻ dễ dàng vui vẻ và cười đùa cùng người trẻ chỉ mới gặp vài phút trước đó. Tuy nhiên, trẻ sẽ chỉ thực sự tin tưởng bố mẹ và những người thân của trẻ để ở cạnh và cùng thử thách giới hạn với trẻ. Bởi vì trẻ sẽ chỉ sẵn sàng làm những điều khó khăn và mạo hiểm với những người mà trẻ tin rằng khi mình gặp nguy hiểm, người đó sẽ dang tay ra đỡ và bảo vệ mình mà thôi.
      • Dù có không muốn, thì sự phát triển của trẻ 1 tuổi cũng sẽ kéo dài trong một thời gian nhất định. Ví dụ như những hành động đã nói ở trên, rên rỉ không muốn chia xa, hay cứ ôm chặt không chịu rời bố mẹ nửa bước hoặc đôi khi chỉ là đột nhiên nhẹ nhàng và im lặng cũng sẽ kéo dài một thời gian sau đó. Mặc cho trẻ có những phản ứng như thế nào, bố mẹ cố gắng không nên la mắng hay trừng phạt trẻ nhiều. Cách tốt nhất là lúc đó nên rời khỏi trẻ trong giấy lát, sau đó quay lại và khen ngợi vì trẻ đã kiên nhẫn chờ đợi bố mẹ. Sự an ủi ở giai đoạn này dễ xoa dịu trẻ hơn so với giai đoạn trẻ đã lớn, đặc biệt là khi trẻ được khoảng 3 tuổi.
      • Thời gian trẻ được 2 tuổi càng gần, trẻ càng trở nên độc lập và kiểm soát hoạt động tốt hơn. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển tích cực những cảm xúc bằng cách khuyến khích trẻ cư xử một cách chín chắn hơn. Để làm được điều này thì đòi hỏi bố mẹ phải đặt ra một giới hạn hợp lý dành cho trẻ để trẻ cảm thấy thực sự tò mò và muốn khám phá nó, nhưng đồng thời cũng phải chỉ ra những nguy hiểm để trẻ nhận thức và né tránh. Với những hướng dẫn như thế, trẻ sẽ bắt đầu hiểu được những điều gì là chấp nhận được và điều gì là không. Điều này lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt. Mỗi khi trẻ tự chơi, tự mặc quần áo, tự rửa mặt, bố mẹ nên nhiệt tình khen ngợi trẻ và hứa sẽ thưởng cho trẻ một phần thưởng nào đó vì đã ngoan. Khi bố mẹ làm như vậy, trẻ sẽ cảm thấy điều trẻ làm được hoan nghênh, và điều này làm trẻ muốn thực hiện nó nhiều hơn nữa.
      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.



      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi


      Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre 2 tuoi

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

      Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi


      Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

      Trước khi được 2 tuổi, trẻ nằm ở giữa giai đoạn chuyển đổi giữa việc hoạt động độc lập và bám chặt lấy bố mẹ. Lúc này, nhiều trẻ đã biết đi, và nhờ vậy, trẻ phát triển về thể chất ngày càng tốt hơn, hơn nữa, trẻ còn rất khỏe, trẻ có thể chơi cả ngày mà không biết mệt và còn kiểm soát được cơ thể của mình một cách tốt hơn. Tuy nhiên, cùng lúc này, trẻ vẫn chưa thực sự thoải mái với suy nghĩ rằng trẻ là một cá thể riêng biệt và tất cả mọi người xung quanh trẻ cũng vậy. Đó chính là lý do vì sao, mỗi khi trẻ đau ốm hay mệt mỏi, trẻ sẽ không tự xoa dịu bản thân mà luôn đòi hỏi, mong muốn có bố mẹ bên cạnh để vỗ về, an ủi trẻ để trẻ không cảm thấy cô đơn. 


      Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 1 tuổi

      • Bố mẹ sẽ không thể lường trước được các hành động đột ngột của trẻ, ví dụ như không thể biết trước khi nào trẻ muốn tuột khỏi tay bố mẹ hay khi nào lại muốn sà vào lòng bố mẹ cả. Từ lúc này, trẻ sẽ dần thay đổi tính cách của mình, từ việc phụ thuộc vào bố mẹ chuyển sang từ từ trở nên độc lập hơn. Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng sẽ thấy được những phản ứng lộn xộn và mâu thuẫn của trẻ, ví dụ như: Bố mẹ đang thích thú vì trẻ tiến tới ôm mình, thì ngay sau đó, trẻ lại khó chịu và rên rỉ để được bố mẹ bỏ ra để trẻ được tự hoạt động. Người ta gọi đây là thời kỳ “trưởng thành đầu tiên” của trẻ.
      • Giai đoạn này phản ánh được rất nhiều cảm xúc phức tạp của trẻ, và sự phức tạp này sẽ cứ ngày càng tăng lên theo thời gian, nhưng bố mẹ đừng lo lắng, đó là bước phát triển tất yếu mà trẻ nào cũng sẽ trải qua. Bố mẹ chỉ cần nhớ rằng, cách tốt nhất để giúp trẻ lấy lại bình tĩnh đó chính là cho trẻ một sự quan tâm và chú ý bất cứ khi nào trẻ cần. Việc bất thình lình để trẻ tự mình độc lập sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn và không an toàn mà thôi.
      • Việc quản lý trẻ ở một cự ly nhất định sẽ giúp trẻ tự lập hơn. Mặc dù trẻ vẫn sẽ còn chịu một chút sự lo lắng rằng mình sẽ bị tách ra khỏi bố mẹ, tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên tập dần cho trẻ lúc ở một mình, bắt đầu với chỉ vài phút để trẻ tự lập, và sau đó từ từ nâng thời gian đó lên, trẻ sẽ dần quen và không quá bỡ ngỡ với điều mới lạ này. Có thể bố mẹ sẽ còn buồn hơn cả trẻ trong quá trình tập tách trẻ ra như vậy, nhưng đừng thể hiện điều đó trước mặt trẻ. Nếu trẻ nghĩ rằng việc trẻ vòi vĩnh khóc lóc sẽ giúp bố mẹ ở lại thì trong tương lai trẻ sẽ cứ tiếp tục hành động phiền phức như thế trong những trường hợp tương tự.
      • Bố mẹ có thể lẳng lặng bước đi chỗ khác lúc trẻ đang tập trung chơi thứ nào đó, những lúc như vậy trẻ sẽ không phát hiện ra việc bố mẹ đang biến mất đâu. Và tới khi trẻ phát hiện ra, ngay từ những tiếng í ới tìm kiếm đầu tiên, bố mẹ nên bước ra chào trẻ nhiệt tình và trao cho trẻ những nụ hôn thương yêu để xoa dịu trẻ. Sau đó bố mẹ có thể bắt đầu công việc của mình ngay cạnh trẻ và để trẻ tự chơi một mình. Việc xác lập ý thức rằng bố mẹ chắc chắn sẽ trở lại và vẫn yêu thương trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.
      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.



      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

      Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre 1 tuoi

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

      Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

      Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ


      Đồ chơi sáng tạo là những loại đồ chơi mà trẻ đã được tiếp xúc ngay từ khi còn rất bé, và vào lúc này, bố mẹ có thể hỗ trợ được rất nhiều việc để khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi giúp sáng tạo hơn nữa ngay tại chính ngôi nhà thân yêu của trẻ và bố mẹ. Đó có thể là bản vẽ, tranh màu, tranh cắt dán,…và tất cả những hoạt động cung cấp cho trẻ môi trường để trẻ sáng tạo. Nếu được bố mẹ tạo điều kiện, những hoạt động sáng tạo này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

      "Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 

      Những lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ cụ thể là như thế nào ?

      Tuy rằng lúc ban đầu, những trò chơi phát triển tính sáng tạo có hơi lộn xộn và đòi hỏi bố mẹ phải trông trẻ rất kĩ lưỡng cả lúc ở trường và ở nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên trẻ có thể học được rất nhiều từ những món đồ chơi sáng tạo như thế này. Trẻ sẽ được thỏa thích làm nên tất cả những điều mà trẻ mường tượng được trong đầu. Sau đây là một số kỹ năng và lợi ích mà đồ chơi sáng tạo có thể đem lại cho trẻ:
      • Phát triển trí tuệ: Ngay cả khi còn rất nhỏ, những hoạt động vui chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển các kỹ năng toán học, đặc biệt là về hình học như kích thước và hình dạng của đồ vật, đo lường và phân loại. Bên cạnh đó, đồ chơi sáng tạo còn giúp trẻ mở mang trí óc, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng sự tập trung ở trẻ. Những điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất vào giai đoạn trẻ bắt đầu tập đi và vào lúc này trẻ sẽ mong muốn được thể hiện ra ngoài mọi điều trẻ nghĩ trong đầu. Trong những năm đầu tiên, nếu chơi trò cắt dán tranh ảnh, trẻ sẽ hình thành những câu hỏi cơ bản như keo hồ này dán có đủ chặt không? Cắt như thế này đã phù hợp chưa? Hay làm thế nào để không bị tràn hồ lúc dán? Những vấn đề như thế đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, và từ đó dần dần phát triển được tư duy giải quyết vấn đề của mình.
      • Khi trẻ lớn hơn, khả năng tư duy về hàng thủ công cũng khác nhau, nó phức tạp hơn và cần có sự hiểu biết hoặc định nghĩa về các khối hình học. Những vấn đề như cần phối màu như thế nào hoặc tạo ra một màu sắc mới từ việc trộn lẫn những màu sắc với nhau ra sao sẽ hỗ trợ trẻ phát triển trí tưởng tượng vô hạn của mình.
      • Phát triển thể chất: Tranh vẽ và tranh cắt dán còn giúp trẻ phát triển các cơ vận động và giúp trẻ có hành trang để sẵn sàng hơn khi trẻ đến độ tuổi đi học. Khi có được một cây bút chì trong tay, trẻ sẽ cần có thời gian để làm quen với việc vẽ ra được một hình ảnh có ý nghĩa. Trò chơi sáng tạo là “công cụ” chính giúp trẻ phát triển những kỹ năng này. Với ý nghĩa này, điều quan trọng là bố mẹ xem trọng những nét vẽ nghệch ngoạt ban đầu của trẻ vì đây là một trong những cột mốc lớn trong sự phát triển về thể chất đối với trẻ. Được quan sát trẻ phát triển từ lúc trẻ còn không nhận ra trẻ cầm gì trong tay cho đến khi trẻ dùng chính cây bút chì đó để vẽ nên những điều kỳ diệu chính là niềm hạnh phúc của bố mẹ.
      • Để có thể sử dụng được cây bút một cách thành thạo, trẻ phải để chúng ở giữa những ngón tay và dùng lực để vẽ thành những đường nét. Sức mạnh và sự phối hợp cần thiết này phải diễn ra đồng thời thì hình ảnh trên trang giấy mới được tạo nên. Chỉ một yếu tố nhỏ như thế này thôi cũng đủ để trở thành một điểm mốc quan trọng đối với trẻ. Sau này, những hoạt động sáng tạo sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển các động tác vận động ở trẻ, đặc biệt là sự phối hợp của tay và mắt.
      • Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp: Không có gì bất ngờ khi mà các loại đồ chơi sáng tạo giúp trẻ bày tỏ được cảm xúc của mình, và điều này bắt đầu từ rất sớm. Hàng loạt các vật dụng thường ngày trẻ hay tiếp xúc như bàn chải đánh răng cũng có thể được trẻ sáng tạo thành nhiều đồ vật không tưởng khác.Khi lớn lên, các đồ chơi nghệ thuật và thủ công giúp trẻ giao tiếp được với nhiều người hơn, không chỉ “chơi” mà còn có thể cùng nhau tạo nên một đồ vật sáng tạo khác.

      Những đồ chơi nào được xem là đồ chơi sáng tạo cho trẻ

      Bố mẹ có thể chọn những món đồ chơi hỗ trợ tính sáng tạo cho trẻ mà không cần phải tốn kém nhiều, điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng những món đồ chơi bất cứ khi nào trẻ cần. Những món đồ cơ bản như bút chì màu, màu tô, giấy màu, kéo và hồ dán phải có trong hộp đồ chơi sáng tạo của trẻ. Và nếu nhiều hơn vài món khác đi kèm thì cũng tốt.
      Bên cạnh đó, các sản phẩm đồ chơi giáo dục cũng có thể cung cấp cho trẻ các kiến thức cơ bản về các loại đồ chơi nghệ thuật, và càng tuyệt vời hơn nếu những vật này được tạo ra từ những đồ vật trong nhà. Dưới đây là một số gợi ý về đồ chơi sáng tạo:
      • Bút chì sáp, nhựa, dầu
      • Sơn nước, nhựa, dẻo
      • Bút chì màu, bút dạ
      • Bàn chải và miếng xốp
      • Đất sét và bột nặn
      • Giấy trắng và giấy carton
      • Keo và chất kết dính
      • Vật liệu cắt dán
      • Hình mẫu
      • Giá vẽ
      • Tạp dề

      Bố mẹ cần lưu ý, đầu tiên cần tạo ra cho trẻ không gian và thời gian để sáng tạo. Bố mẹ nên có chỗ riêng để cất giữ những đồ vật này cho trẻ, tránh việc trẻ bày bừa và vứt lung tung. Hoạt động sáng tạo không chỉ giúp trẻ thoải mái mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và các kỹ năng vận động. Vì vậy, bố mẹ nên đầu tư nhiều vào lĩnh vực sáng tạo cho trẻ

      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
      Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ

      Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ

      Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ


      Từ khóa: Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ 6 tháng tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi, 12 tuổi – Loi ich cua do choi sang tao cho tre 6 thang tuoi, 1 tuoi, 2 tuoi, 3 tuoi, 4 tuoi, 5 tuoi, 6 tuoi, 7 tuoi, 8 tuoi, 9 tuoi, 10 tuoi, 11 tuoi, 12 tuoi

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

      Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


      Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

      Trong giai đoạn này, trẻ của bố mẹ đôi lúc sẽ trông giống như 2 con người hoàn toàn khác vậy. Lúc đầu thì dễ thương, cởi mở, nhìn bố mẹ trìu mến và ai bồng bế đi đâu cũng đồng ý cả. Nhưng sau đó, trẻ lại trở nên khó chịu, bám chặt lấy bố mẹ và không chịu tiếp xúc với người lạ. Nhiều người xung quanh sẽ nói rằng trẻ sợ hãi và nhút nhát như vậy là do bố mẹ đã giữ trẻ quá kĩ, làm hư trẻ, nhưng bố mẹ đừng tin những lời này. Tất cả các hành động của trẻ lúc thế này lúc thế khác của trẻ không phải hoàn toàn là do bố mẹ hay cách nuôi dạy của bố mẹ, mà những điều kỳ lạ này chủ yếu là do sự thay đổi môi trường, con người và trong cách suy nghĩ của trẻ. Nhưng dù có là vì bất kỳ lý do nào thì bố mẹ cũng nên tìm hiểu để xây dựng được một mối quan hệ bền vững giữa trẻ và bố mẹ
      Lo lắng và né tránh người lạ là một trong những phản ứng rất bình thường đối với một đứa trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ có thể cảm thấy thật kỳ lạ khi mà trước kia trẻ thoải mái với tất cả mọi người thì giờ bước vào giai đoạn này trẻ lại bắt đầu không cởi mở với người lạ như trước nữa. Tất cả những điều này có một cách lý giải rất đơn giản đó là lúc trước trẻ bình tĩnh khi gặp người lạ vì trong đầu trẻ chưa hình thành định nghĩa quen lạ, và ai đối với trẻ cũng như nhau. Khi gần 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu hình thành những suy nghĩ này nên nếu có người lạ mặt tới gần trẻ sẽ không gần gũi như với bố mẹ và người thân. Điều này là hết sức bình thường đối với một đứa trẻ và bố mẹ không cần quá lo lắng. 

      "Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "

      Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

      Vào thời gian này, trẻ sẽ trưởng thành nhanh chóng hơn là những gì bố mẹ có thể tưởng tượng. Giai đoạn này là khởi điểm cho nhiều điều đáng lưu tâm khác. Và ngay khi trẻ nhận ra mỗi người là một cá thể thì cũng là lúc trẻ sẽ biết rằng bố mẹ cũng là duy nhất. Khi bố mẹ khuất khỏi tầm mắt của trẻ, trẻ cũng sẽ tự hiểu rằng thật ra bố mẹ đang ở đâu đó trong nhà và chỉ là không phải ở cùng với trẻ mà thôi. Trẻ lúc này chưa có hiểu được khái niệm về thời gian, vì vậy trẻ sẽ không xác định được là bao lâu bố mẹ quay lại, hay thậm chí là bố mẹ có quay lại không. Khi trẻ lớn hơn 1 chút, trẻ bắt đầu có ký ức và những ký ức này sẽ tồn tại trong đầu trẻ một thời gian trong lúc bố mẹ rời đi và điều này giúp trẻ biết được chắc chắn bố hoặc mẹ sẽ quay lại. Tuy nhiên thì vào giai đoạn, với trẻ chỉ có ký ức ngắn hạn, vì vậy khi bố mẹ rời đi, dù chỉ là để qua phòng ngay bên cạnh để lấy đồ thì trẻ cũng sẽ lo lắng mà òa khóc. Khi mà bố hoặc mẹ bỏ ra khỏi phòng cùng 1 người lạ, trẻ có thể sẽ la khóc ầm ĩ. Chính do vậy mà nếu không có bố mẹ, trẻ sẽ không chịu ngủ và ngay khi trẻ giật mình tỉnh giấc, trẻ sẽ tìm bố mẹ đầu tiên.
      Bố mẹ nghĩ rằng những lo lắng này của trẻ sẽ kéo dài trong bao lâu? Thường thì nó sẽ lên tới đỉnh điểm vào khoảng tháng thứ 10 và tháng thứ 18 và sau đó mất dần. Theo một vài cách đặc biệt, trẻ và bố mẹ có thể duy trì tình cảm tốt đẹp với nhau, dù cho đối với người khác trẻ sẽ vẫn rất khó chịu. Trên tất cả mọi người, trẻ sẽ luôn muốn được gặp và gần gũi với bố mẹ - những người quan trọng nhất đối với trẻ. Cái cảm giác được trẻ bám trên cánh tay đáng yêu đến nỗi khó ai có thể cưỡng lại nổi, đặc biệt bạn là người được trẻ yêu quý, những hành động dễ thương và nụ cười thân thiện của trẻ sẽ khiến mọi người yêu mến. Tuy nhiên thì khác với trẻ, sẽ có đôi lúc bố mẹ cảm thấy mệt mỏi với chuyện trẻ suốt ngày bám lấy không buông và sẽ khóc òa lên nếu trẻ thấy bố mẹ bỏ ra ngoài. Nhưng nếu không được gặp trẻ dù là vài tiếng đồng hồ thôi, bố mẹ sẽ thấy rất nhớ và muốn được ôm trẻ trong tay. Nhưng cũng có cách giúp trẻ trong khi chờ đợicó thể giảm sự lo âu xuống mức thấp nhất, sau đây là những thông tin rất hữu ích có thể giúp cho bố mẹ:
      • Trẻ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm những lúc mệt mỏi, đói hoặc không khỏe trong người. Nên vào những lúc này, nếu bố mẹ có việc phải ra ngoài thì nên sắp xếp ra ngoài lúc trẻ đang ngủ trưa hoặc ăn dặm. Và đặc biệt, cố gắng ở bên cạnh trẻ càng nhiều càng tốt những lúc trẻ bệnh.
      • Đừng rời đi một cách ồn ào mà nên lặng lẽ rời đi trong lúc có người đang ngồi chơi cùng trẻ và làm trẻ phân tâm khỏi bố mẹ. Sau đó nói lời tạm biệt và phóng ra khỏi nhà một cách nhanh chóng.
      • Trẻ sẽ mau chóng nín khóc sau khi thấy bố mẹ đi vài phút sau đó, trẻ khóc toáng lên chỉ là để bố mẹ thấy và ở lại không đi nữa. Nếu bố mẹ đi rồi thì vài phút sau trẻ sẽ hướng sự chú ý của mình sang những đồ chơi bên cạnh hoặc những người xung quanh.
      • Giúp trẻ học cách đối mặt với việc bị tách ra khỏi bố mẹ trong một thời gian ngắn là rất cần thiết. Bố mẹ có thể thực hiện bằng cách lúc trẻ bò vào trong phòng chơi, bố mẹ không nên chạy vào với trẻ ngay lập tức mà hãy chờ một lúc rồi mới bước vào. Khi bố mẹ cần đi qua phòng khác trong vài giây, bố mẹ có thể nói rõ với trẻ là bố mẹ sẽ qua bên phòng đó và hứa là sẽ quay lại. Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng, việc bố mẹ rời đi không quá khủng khiếp như trẻ vẫn tưởng, nhưng điều quan trọng là, một khi bố mẹ đã hứa sẽ quay lại thì nên chắc chắn rằng mình sẽ giữ lời hứa.
      • Khi đưa trẻ đến nhà một người quen hoặc trường giữ trẻ để gửi trông giúp trẻ, bố mẹ không nên thả trẻ ở đó rồi rời đi. Hãy dành vài phút chơi cùng trẻ tại môi trường mới này. Và khi rời đi hãy trấn an trẻ bằng cách nói với trẻ rằng bố mẹ sẽ quay lại vào lúc khác.

      Nếu giữa trẻ và bố mẹ có một sợi dây tình cảm gắn bó và mạnh mẽ, mối lo sợ xa bố mẹ của trẻ sẽ đến sớm hơn so với những trẻ cùng tuổi, và đương nhiên, trẻ cũng sẽ vượt qua nó một cách nhanh chóng hơn. Thay vì chứng kiến và chống lại cảm giác khó chịu của trẻ khi phải xa bố mẹ, hãy duy trì sự ấm áp và những phút giây vui vẻ nhất có thể dành cho bé thông qua những hành động và cử chỉ của bố mẹ. Đây là cơ sở hình thành nên tính cách và tình cảm của trẻ trong những năm tới.
      Ngay từ đầu, bố mẹ nên nhận thức rõ rằng trẻ là duy nhất với những tính cách và sở thích riêng biệt. Tuy nhiên ở độ tuổi này thì trẻ vẫn còn một khái niệm khá mơ hồ về việc trẻ là một cá thể riêng biệt và rất khác mọi người xung quanh. Lúc này, những đặc tính riêng của trẻ mới bắt đầu được hé mở. Khi trẻ ngày một phát triển tư duy và nhận ra rằng mình là một cơ thể có tính cách riêng biệt thì lúc đó trẻ sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về sự tồn tại của bố mẹ và mọi người xung quanh.
      Một trong những dấu hiệu rõ nhất thể hiện sự nhận thức của trẻ đó là cách trẻ tự nhìn vào mình trong gương. Lúc trẻ được khoảng 8 tháng tuổi, trẻ xem gương như một món đồ chơi hấp dẫn. Trẻ chỉ nghĩ trong gương là một cô bé khác nữa hoặc đó là hình ảnh của những màu sắc xung quanh trẻ. Nhưng khi trẻ lớn hơn, khoảng từ 9 tháng tới 11 tháng tuổi, phản ứng của trẻ sẽ thay đổi, trẻ nhìn vào gương và hiểu rằng đó chính là mình. Lúc rọi gương, trẻ có thể chạm vào mũi của mình, kéo mắt lên và đùa nghịch trong gương, vì vậy bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi gương, chỉ vào những bộ phận trên khuôn mặt của trẻ và nói “đây là mũi của bé, còn đây là mũi của mẹ nè”, hẳn là trẻ sẽ rất thích thú được bố mẹ đùa giỡn như thế.
      Nhiều thời gian nữa trôi qua thì trẻ sẽ càng dạn dĩ hơn, ít gặp lúng túng khi gặp người lạ và sẽ dễ dàng hơn cho bố mẹ khi tách khỏi trẻ. Trẻ cũng trẻ trở nên quyết đoán hơn, trước kia bố mẹ thường hay lái trẻ cư xử theo hướng riêng của bố mẹ, nhưng tới lúc này, trẻ đã dần hình thành suy nghĩ và muốn mọi thứ theo ý của trẻ. Vì vậy bố mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ dùng tay bốc đồ ăn thay vì cầm muỗng giống bình thường bố mẹ hay bắt trẻ làm, và trẻ cũng trẻ trở nên năng động hơn, bố mẹ sẽ còn cần nói “không” rất nhiều với trẻ để tránh cho trẻ những điều nguy hiểm và không nên lại gần.

      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

      Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi – phat trien cam xuc va ky nang giao tiep cho tre tu 8 - 12 thang tuoi 

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)