Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

Cuộn sống đầy sự tưởng tượng sinh động của một đứa trẻ 3 tuổi sẽ giúp chúng khám phá được rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ tình yêu thương, dựa dẫm cho tới nóng nảy, tức giận hay buồn bã,…Trẻ lúc này không chỉ thể hiện các tính cách khác nhau mà còn tự gán các loại cảm xúc khác nhau cho các đồ vật vô tri trong nhà chẳng hạn như một cái cây, cái bàn, búp bê hoặc gấu bông. Đi kèm theo đó là những suy nghĩ rất vô tư và ngộ nghĩnh, ví dụ như nếu hỏi trẻ: “Con có biết vì sao ông trăng tối nào cũng đi ngang cửa sổ nhà mình không?”, trẻ có lẽ sẽ ngộ nghĩnh trả lời: “Đi ngang để chào con”
Theo thời gian, có thể trẻ sẽ giới thiệu bố mẹ cho những người bạn mới trong tưởng tượng của trẻ. Nhiều trẻ hoàn toàn tin vào việc những đồ vật xung quanh trẻ thực sự có cảm giác trong suốt một thời gian dài. Và thường mỗi trẻ sẽ có một đồ vật bên cạnh quen thuộc mà đồ vật đó sẽ không thể được thay thế bởi bất cứ đồ vật nào khác. Bố mẹ đừng lo lắng rằng trẻ đang sống trong ảo tưởng mà thực ra lúc này, não của trẻ đang phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình. 

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "


Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 3 - 5  tuổi 

  • Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trẻ sẽ chuyển liên tục từ thực tế sang tưởng tượng và ngược lại liên tục trong 1 ngày. Cũng có đôi lúc trẻ quá chìm sâu vào thế giới tưởng tượng của mình mà bố mẹ nhìn vào cũng không biết được nó bắt đầu và kết thúc từ lúc nào. Và thế giới này của trẻ đôi lúc cũng lan sang cả thực tế, trẻ sẽ muốn đút đồ ăn cho búp bê, ru búp bê ngủ, hay thậm chí là có thể nức nở khóc nếu như bố mẹ đùa rằng búp bê bị ngất. 
  • Vì vậy điều quan trọng là bố mẹ cần trấn an trẻ những lúc trẻ sợ hãi hay buồn bã về những sự cố mà trẻ tưởng tượng ra và phải cẩn thận không nên tỏ ra coi thường sự tưởng tượng của trẻ. Giai đoạn phát triển tình cảm này là hết sức bình thường và cần thiết. Và đặc biệt, bố mẹ không nên dọa sẽ nhốt trẻ lại nếu trẻ không chịu ăn tối hay sẽ bỏ trẻ lại phía sau nếu trẻ không chịu đi nhanh lên. Trẻ sẽ tin lời của bố mẹ và cảm giác sợ hãi của trẻ sẽ tăng lên 
  • Ngày qua ngày, bố mẹ đừng ngăn cản trẻ sống trong thế giới tưởng tượng của trẻ vì đó là cách trẻ được thể hiện cảm xúc của mình thật nhất và thậm chí trẻ có thể thông suốt nhiều vấn đề bằng cách này. Ví dụ, bố mẹ có thể nói rằng sẽ gửi búp bê của trẻ đến trường học để xem phản ứng và suy nghĩ của trẻ về trường mầm non như thế nào. Một phần thú vị của thế giới tưởng tượng đó chính là cho phép bản thân trẻ tự mình tạo ra cốt truyện, nhận vật và cái kết, vì vậy, nếu bố mẹ gieo cho trẻ một ý tưởng nào đó, nếu tưởng tượng của trẻ không được giống như bố mẹ mong đợi thì cũng đừng ngăn cản trẻ mà để cho trẻ được làm những điều mình muốn. Sau đó bố mẹ có thể hỏi han và đề xuất một vài hướng tưởng tượng khác cho trẻ. Điều này sẽ hữu ích hơn rất nhiều sao với cách cưỡng chế trẻ làm theo 
  • Trở lại với thực tế cuộc sống, hãy để cho trẻ biết là bố mẹ đã tự hào về trẻ như thế nào lúc thấy trẻ tự lập và sáng tạo như vậy. Bố mẹ cũng nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn và chỉ ra cho trẻ thấy những vấn đề kèm theo cách giải quyết. Hơn nữa, hãy để cho trẻ tự quyết định món trẻ thích ăn, quần áo trẻ thích mặc và các loại đồ chơi trẻ muốn bố mẹ chơi cùng. Việc làm này sẽ làm cho trẻ có cảm giác trẻ cũng là người quan trọng vì được tự mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên chỉ để trẻ tự đưa ra quyết định đối với những món đồ đơn giản 
  • Vậy phương pháp tốt nhất là gì? Mặc dù hầu hết mọi người đều biết rằng một trong những cách tốt nhất để duy trì sự tự lập của bản thân đó là tự mình kiểm soát hoàn hảo các bộ phận trên cơ thể và cả suy nghĩ bên trong, nhưng bố mẹ vẫn phải để trẻ biết rằng ở độ tuổi này trẻ vẫn sẽ còn được bố mẹ quan sát và hỗ trợ. Vì vậy những vấn đề lớn vẫn không nên để trẻ tự quyết định. Ví dụ như bạn bè thách trẻ trèo cây, trẻ cũng sợ nhưng cũng muốn leo trèo, nếu bố mẹ ngăn cản và nhất quyết không cho trẻ làm điều đó, tự khắc lần sau trẻ sẽ tự hiểu mình nên làm như vậy. Tóm lại, điều quan trọng nhất vẫn là sự an toàn của trẻ. 
  • Cũng như trẻ 3 tuổi, trẻ 4 tuổi cũng có những sự tưởng tượng rất tích cực, Tuy nhiên thì lúc này trẻ có thể qua lại giữa thực tế và tưởng tượng một cách lí trí hơn và không bị nhầm lẫn giữa hai thế giới này như trước nữa. Trò chơi đóng vai thì ngày càng chuyên nghiệp và phong phú cốt truyện hơn, và bố mẹ cũng đừng ngạc nhiên khi các bé nam nhà mình lại có xu hướng chuyển qua đóng những vai bạo lực hơn như đánh nhau, đọ kiếm,…Đối với trẻ, như thế không có nghĩa là trẻ có xu hướng bạo lực sau này, mà đó đơn giản chỉ là một trong những cách trẻ thể hiện sự nam tính của mình, đó cũng là một trong những cách giúp trẻ giải trí. 
  • Nếu bố mẹ muốn biết từng bước phát triển sự tự tin của con mình, hãy quan sát cái cách mà trẻ nói chuyện với người lớn. Những trẻ tự tin sẽ nói rất nhiều, đặc biệt là hỏi rất nhiều, vì trẻ rất tò mò và sẵn sàng tìm hiểu để giải tỏa sự tò mò đó thay vì im lặng bởi đấy là người lạ. Hoặc khi trẻ thấy ai buồn, khó, trẻ sẽ tới vuốt ve và quan tâm, thậm chí là hôn an ủi. Đây là những điều rất tốt trẻ học được từ bố mẹ, vì lúc trẻ buồn, bố mẹ cũng hay làm như vậy với trẻ. 
  • Vào khoảng thời gian 4 tuổi – 5 tuổi, trẻ đã bắt đầu có nhận thức cơ bản đầu tiên về giới tính, trẻ nhận thức được bé trai và bé gái là khác biệt với nhau. Có thể vào lúc này, trẻ sẽ hay đặt ra những câu hỏi cho bố mẹ là tại sao nam và nữ lại khác nhau. Bố mẹ nên tìm cách giải thích sao cho đơn giản nhất và dễ hiểu để đảm bảo rằng trẻ sẽ không còn thắc mắc nữa vào giai đoạn này. 

Tại những thời điểm nào thì bố mẹ nên đặt ra giới hạn về sự khám phá của trẻ? Đây thực sự là một vấn đề trong gia đình nhỏ của mình mà bố mẹ cần phải đặt ra. Tốt nhất là không nên để vấn đề này đi quá sâu ở độ tuổi này và nên có một chừng mực nhất định dành cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần phải học được những gì nên và không nên làm để sau này lớn trẻ tự có ý thức về xã hội. Vì vậy, ví dụ, bố mẹ cũng có thể nói với trẻ những điều sau: 

  • Việc hiểu biết về giới tính và rất bình thường và tự nhiên 
    • Không mặc quần áo ở nơi công cộng là không chấp nhận được 
    • Không cho phép ai, ngoài bố mẹ và người thân chạm vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể
      • Cũng có ngoại lệ là các bác sĩ và y tá là những người ngoài duy nhất được phép làm điều đó.


      Vào giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu phân biệt rõ ràng 2 giới tính. Bé gái bắt đầu thích chơi với bố hơn và bé nam thì ngược lại. Trẻ sẽ bắt đầu tranh sự quan tâm của bố hoặc mẹ dành cho mình, trẻ muốn mình là người đặc biệt. Đây là những suy nghĩ và tâm lý hết sức bình thường ở trẻ. Và những điều này sẽ từ từ ổn định trở lại theo thời gian


      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.


                   
      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5 tuổi





       Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 3 - 5  tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre từ 3 - 5  tuoi

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

      Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi


      Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi

      Thật sự rất khó cho bố mẹ để theo kịp cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này. Lúc này trẻ có thể tươi cười vui rẻ, thân thiện và rạng rõ, lúc khác lại có thể ủ rũ, nước mắt ngắn dài không rõ lý do. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, những thay đổi về tâm trạng này cũng chỉ là một phần tất yếu cho sự trưởng thành của trẻ mà thôi. Đó là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi về cảm xúc của trẻ đang diễn ra và trẻ đang phải đấu tranh để giành lấy sự kiểm soát cả hành động, cơ thể và cảm xúc của mình vào giai đoạn này. 


      Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 2 tuổi 

      • Ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá thế giới và tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới lạ. Kết quả là, trẻ sẽ giành phần lớn thời gian của mình để khám phá giới hạn riêng của mình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên thì ở độ tuổi này, trẻ sẽ còn thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, vì vậy bố mẹ vẫn cần giám sát trẻ vào giai đoạn này.
      • Khi trẻ vượt quá giới hạn và không thực hiện được, lại còn bị bố mẹ ngăn cản vì cảm thấy nguy hiểm, phản ứng thông thường của trẻ sẽ là thất vọng và tức giận. Trẻ sẽ trở nên nóng nảy và giận dữ, thậm chí trẻ còn có thể tấn công lại bố mẹ bằng cách đánh trả, cắn hoặc đá. Ở độ tuổi này, trẻ thường không kiểm soát được nhiều sự xúc động đột ngột của mình, vì vậy sự tức giận và thất vọng của trẻ sẽ chuyển sang hình thức, khóc, đánh và la hét. Đó là cách duy nhất lúc này được trẻ lựa chọn để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Nhiều lúc trẻ sẽ còn vô tình hành động làm tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Chính vì vậy, việc giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc là rất quan trọng.
      • Có ai từng nói với bố mẹ rằng trẻ sẽ chỉ thân thiết và gần gũi với người trong gia đình và những người thân quen với trẻ không? Cũng không hiếm những trường hợp trẻ dễ dàng vui vẻ và cười đùa cùng người trẻ chỉ mới gặp vài phút trước đó. Tuy nhiên, trẻ sẽ chỉ thực sự tin tưởng bố mẹ và những người thân của trẻ để ở cạnh và cùng thử thách giới hạn với trẻ. Bởi vì trẻ sẽ chỉ sẵn sàng làm những điều khó khăn và mạo hiểm với những người mà trẻ tin rằng khi mình gặp nguy hiểm, người đó sẽ dang tay ra đỡ và bảo vệ mình mà thôi.
      • Dù có không muốn, thì sự phát triển của trẻ 1 tuổi cũng sẽ kéo dài trong một thời gian nhất định. Ví dụ như những hành động đã nói ở trên, rên rỉ không muốn chia xa, hay cứ ôm chặt không chịu rời bố mẹ nửa bước hoặc đôi khi chỉ là đột nhiên nhẹ nhàng và im lặng cũng sẽ kéo dài một thời gian sau đó. Mặc cho trẻ có những phản ứng như thế nào, bố mẹ cố gắng không nên la mắng hay trừng phạt trẻ nhiều. Cách tốt nhất là lúc đó nên rời khỏi trẻ trong giấy lát, sau đó quay lại và khen ngợi vì trẻ đã kiên nhẫn chờ đợi bố mẹ. Sự an ủi ở giai đoạn này dễ xoa dịu trẻ hơn so với giai đoạn trẻ đã lớn, đặc biệt là khi trẻ được khoảng 3 tuổi.
      • Thời gian trẻ được 2 tuổi càng gần, trẻ càng trở nên độc lập và kiểm soát hoạt động tốt hơn. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển tích cực những cảm xúc bằng cách khuyến khích trẻ cư xử một cách chín chắn hơn. Để làm được điều này thì đòi hỏi bố mẹ phải đặt ra một giới hạn hợp lý dành cho trẻ để trẻ cảm thấy thực sự tò mò và muốn khám phá nó, nhưng đồng thời cũng phải chỉ ra những nguy hiểm để trẻ nhận thức và né tránh. Với những hướng dẫn như thế, trẻ sẽ bắt đầu hiểu được những điều gì là chấp nhận được và điều gì là không. Điều này lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt. Mỗi khi trẻ tự chơi, tự mặc quần áo, tự rửa mặt, bố mẹ nên nhiệt tình khen ngợi trẻ và hứa sẽ thưởng cho trẻ một phần thưởng nào đó vì đã ngoan. Khi bố mẹ làm như vậy, trẻ sẽ cảm thấy điều trẻ làm được hoan nghênh, và điều này làm trẻ muốn thực hiện nó nhiều hơn nữa.
      Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.



      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi

      Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi


      Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre 2 tuoi

      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)