Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi


Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

Trước khi được 2 tuổi, trẻ nằm ở giữa giai đoạn chuyển đổi giữa việc hoạt động độc lập và bám chặt lấy bố mẹ. Lúc này, nhiều trẻ đã biết đi, và nhờ vậy, trẻ phát triển về thể chất ngày càng tốt hơn, hơn nữa, trẻ còn rất khỏe, trẻ có thể chơi cả ngày mà không biết mệt và còn kiểm soát được cơ thể của mình một cách tốt hơn. Tuy nhiên, cùng lúc này, trẻ vẫn chưa thực sự thoải mái với suy nghĩ rằng trẻ là một cá thể riêng biệt và tất cả mọi người xung quanh trẻ cũng vậy. Đó chính là lý do vì sao, mỗi khi trẻ đau ốm hay mệt mỏi, trẻ sẽ không tự xoa dịu bản thân mà luôn đòi hỏi, mong muốn có bố mẹ bên cạnh để vỗ về, an ủi trẻ để trẻ không cảm thấy cô đơn. 


Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 1 tuổi

  • Bố mẹ sẽ không thể lường trước được các hành động đột ngột của trẻ, ví dụ như không thể biết trước khi nào trẻ muốn tuột khỏi tay bố mẹ hay khi nào lại muốn sà vào lòng bố mẹ cả. Từ lúc này, trẻ sẽ dần thay đổi tính cách của mình, từ việc phụ thuộc vào bố mẹ chuyển sang từ từ trở nên độc lập hơn. Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng sẽ thấy được những phản ứng lộn xộn và mâu thuẫn của trẻ, ví dụ như: Bố mẹ đang thích thú vì trẻ tiến tới ôm mình, thì ngay sau đó, trẻ lại khó chịu và rên rỉ để được bố mẹ bỏ ra để trẻ được tự hoạt động. Người ta gọi đây là thời kỳ “trưởng thành đầu tiên” của trẻ.
  • Giai đoạn này phản ánh được rất nhiều cảm xúc phức tạp của trẻ, và sự phức tạp này sẽ cứ ngày càng tăng lên theo thời gian, nhưng bố mẹ đừng lo lắng, đó là bước phát triển tất yếu mà trẻ nào cũng sẽ trải qua. Bố mẹ chỉ cần nhớ rằng, cách tốt nhất để giúp trẻ lấy lại bình tĩnh đó chính là cho trẻ một sự quan tâm và chú ý bất cứ khi nào trẻ cần. Việc bất thình lình để trẻ tự mình độc lập sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn và không an toàn mà thôi.
  • Việc quản lý trẻ ở một cự ly nhất định sẽ giúp trẻ tự lập hơn. Mặc dù trẻ vẫn sẽ còn chịu một chút sự lo lắng rằng mình sẽ bị tách ra khỏi bố mẹ, tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên tập dần cho trẻ lúc ở một mình, bắt đầu với chỉ vài phút để trẻ tự lập, và sau đó từ từ nâng thời gian đó lên, trẻ sẽ dần quen và không quá bỡ ngỡ với điều mới lạ này. Có thể bố mẹ sẽ còn buồn hơn cả trẻ trong quá trình tập tách trẻ ra như vậy, nhưng đừng thể hiện điều đó trước mặt trẻ. Nếu trẻ nghĩ rằng việc trẻ vòi vĩnh khóc lóc sẽ giúp bố mẹ ở lại thì trong tương lai trẻ sẽ cứ tiếp tục hành động phiền phức như thế trong những trường hợp tương tự.
  • Bố mẹ có thể lẳng lặng bước đi chỗ khác lúc trẻ đang tập trung chơi thứ nào đó, những lúc như vậy trẻ sẽ không phát hiện ra việc bố mẹ đang biến mất đâu. Và tới khi trẻ phát hiện ra, ngay từ những tiếng í ới tìm kiếm đầu tiên, bố mẹ nên bước ra chào trẻ nhiệt tình và trao cho trẻ những nụ hôn thương yêu để xoa dịu trẻ. Sau đó bố mẹ có thể bắt đầu công việc của mình ngay cạnh trẻ và để trẻ tự chơi một mình. Việc xác lập ý thức rằng bố mẹ chắc chắn sẽ trở lại và vẫn yêu thương trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.
Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.



Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi

Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre 1 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ


Đồ chơi sáng tạo là những loại đồ chơi mà trẻ đã được tiếp xúc ngay từ khi còn rất bé, và vào lúc này, bố mẹ có thể hỗ trợ được rất nhiều việc để khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi giúp sáng tạo hơn nữa ngay tại chính ngôi nhà thân yêu của trẻ và bố mẹ. Đó có thể là bản vẽ, tranh màu, tranh cắt dán,…và tất cả những hoạt động cung cấp cho trẻ môi trường để trẻ sáng tạo. Nếu được bố mẹ tạo điều kiện, những hoạt động sáng tạo này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ 

Những lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ cụ thể là như thế nào ?

Tuy rằng lúc ban đầu, những trò chơi phát triển tính sáng tạo có hơi lộn xộn và đòi hỏi bố mẹ phải trông trẻ rất kĩ lưỡng cả lúc ở trường và ở nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên trẻ có thể học được rất nhiều từ những món đồ chơi sáng tạo như thế này. Trẻ sẽ được thỏa thích làm nên tất cả những điều mà trẻ mường tượng được trong đầu. Sau đây là một số kỹ năng và lợi ích mà đồ chơi sáng tạo có thể đem lại cho trẻ:
  • Phát triển trí tuệ: Ngay cả khi còn rất nhỏ, những hoạt động vui chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển các kỹ năng toán học, đặc biệt là về hình học như kích thước và hình dạng của đồ vật, đo lường và phân loại. Bên cạnh đó, đồ chơi sáng tạo còn giúp trẻ mở mang trí óc, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng sự tập trung ở trẻ. Những điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất vào giai đoạn trẻ bắt đầu tập đi và vào lúc này trẻ sẽ mong muốn được thể hiện ra ngoài mọi điều trẻ nghĩ trong đầu. Trong những năm đầu tiên, nếu chơi trò cắt dán tranh ảnh, trẻ sẽ hình thành những câu hỏi cơ bản như keo hồ này dán có đủ chặt không? Cắt như thế này đã phù hợp chưa? Hay làm thế nào để không bị tràn hồ lúc dán? Những vấn đề như thế đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, và từ đó dần dần phát triển được tư duy giải quyết vấn đề của mình.
  • Khi trẻ lớn hơn, khả năng tư duy về hàng thủ công cũng khác nhau, nó phức tạp hơn và cần có sự hiểu biết hoặc định nghĩa về các khối hình học. Những vấn đề như cần phối màu như thế nào hoặc tạo ra một màu sắc mới từ việc trộn lẫn những màu sắc với nhau ra sao sẽ hỗ trợ trẻ phát triển trí tưởng tượng vô hạn của mình.
  • Phát triển thể chất: Tranh vẽ và tranh cắt dán còn giúp trẻ phát triển các cơ vận động và giúp trẻ có hành trang để sẵn sàng hơn khi trẻ đến độ tuổi đi học. Khi có được một cây bút chì trong tay, trẻ sẽ cần có thời gian để làm quen với việc vẽ ra được một hình ảnh có ý nghĩa. Trò chơi sáng tạo là “công cụ” chính giúp trẻ phát triển những kỹ năng này. Với ý nghĩa này, điều quan trọng là bố mẹ xem trọng những nét vẽ nghệch ngoạt ban đầu của trẻ vì đây là một trong những cột mốc lớn trong sự phát triển về thể chất đối với trẻ. Được quan sát trẻ phát triển từ lúc trẻ còn không nhận ra trẻ cầm gì trong tay cho đến khi trẻ dùng chính cây bút chì đó để vẽ nên những điều kỳ diệu chính là niềm hạnh phúc của bố mẹ.
  • Để có thể sử dụng được cây bút một cách thành thạo, trẻ phải để chúng ở giữa những ngón tay và dùng lực để vẽ thành những đường nét. Sức mạnh và sự phối hợp cần thiết này phải diễn ra đồng thời thì hình ảnh trên trang giấy mới được tạo nên. Chỉ một yếu tố nhỏ như thế này thôi cũng đủ để trở thành một điểm mốc quan trọng đối với trẻ. Sau này, những hoạt động sáng tạo sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển các động tác vận động ở trẻ, đặc biệt là sự phối hợp của tay và mắt.
  • Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp: Không có gì bất ngờ khi mà các loại đồ chơi sáng tạo giúp trẻ bày tỏ được cảm xúc của mình, và điều này bắt đầu từ rất sớm. Hàng loạt các vật dụng thường ngày trẻ hay tiếp xúc như bàn chải đánh răng cũng có thể được trẻ sáng tạo thành nhiều đồ vật không tưởng khác.Khi lớn lên, các đồ chơi nghệ thuật và thủ công giúp trẻ giao tiếp được với nhiều người hơn, không chỉ “chơi” mà còn có thể cùng nhau tạo nên một đồ vật sáng tạo khác.

Những đồ chơi nào được xem là đồ chơi sáng tạo cho trẻ

Bố mẹ có thể chọn những món đồ chơi hỗ trợ tính sáng tạo cho trẻ mà không cần phải tốn kém nhiều, điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng những món đồ chơi bất cứ khi nào trẻ cần. Những món đồ cơ bản như bút chì màu, màu tô, giấy màu, kéo và hồ dán phải có trong hộp đồ chơi sáng tạo của trẻ. Và nếu nhiều hơn vài món khác đi kèm thì cũng tốt.
Bên cạnh đó, các sản phẩm đồ chơi giáo dục cũng có thể cung cấp cho trẻ các kiến thức cơ bản về các loại đồ chơi nghệ thuật, và càng tuyệt vời hơn nếu những vật này được tạo ra từ những đồ vật trong nhà. Dưới đây là một số gợi ý về đồ chơi sáng tạo:
  • Bút chì sáp, nhựa, dầu
  • Sơn nước, nhựa, dẻo
  • Bút chì màu, bút dạ
  • Bàn chải và miếng xốp
  • Đất sét và bột nặn
  • Giấy trắng và giấy carton
  • Keo và chất kết dính
  • Vật liệu cắt dán
  • Hình mẫu
  • Giá vẽ
  • Tạp dề

Bố mẹ cần lưu ý, đầu tiên cần tạo ra cho trẻ không gian và thời gian để sáng tạo. Bố mẹ nên có chỗ riêng để cất giữ những đồ vật này cho trẻ, tránh việc trẻ bày bừa và vứt lung tung. Hoạt động sáng tạo không chỉ giúp trẻ thoải mái mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và các kỹ năng vận động. Vì vậy, bố mẹ nên đầu tư nhiều vào lĩnh vực sáng tạo cho trẻ

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ

Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ

Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ


Từ khóa: Lợi ích của đồ chơi sáng tạo cho trẻ 6 tháng tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi, 12 tuổi – Loi ich cua do choi sang tao cho tre 6 thang tuoi, 1 tuoi, 2 tuoi, 3 tuoi, 4 tuoi, 5 tuoi, 6 tuoi, 7 tuoi, 8 tuoi, 9 tuoi, 10 tuoi, 11 tuoi, 12 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)