Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi


Hiểu những đặc điểm để lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi


     Khi trẻ tròn 4 tuổi, trẻ thích thú với những đồ vật nhiều màu sắc, với những con số và chữ cái, nhiều đứa trẻ ở độ tuổi này có thể vẽ được nhiều hình ảnh có ý nghĩa và thậm chí có thể viết được tên của mình. Việc tập trung chú ý vào sự phát triển của trẻ sẽ giúp ích cho việc lựa chọn những món quà tặng phù hợp cho trẻ, đặc biệt là có thể có những món quà sẽ theo trẻ trong một thời gian rất lâu.
     Khả năng của trẻ lúc này sẽ dần xuất hiện rõ nét theo cách tự nhiên nhất, và để tạo bất ngờ cho cả bố mẹ và trẻ thì bạn có thể chọn mua những loại đồ chơi có tính thử thách cao. Khi nhắc đến những món quà sinh nhật, bạn thường sẽ có xu hướng tìm kiếm những loại đồ chơi kích thích, thu hút và phát triển các kỹ năng của trẻ. Những món đồ chơi như vậy có thể giúp trẻ có được sự chuẩn bị hoàn hảo cho trẻ trước khi trẻ đến trường.

Làm thế nào để lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi ?


Những đề xuất mang tính tham khảo dưới đây có thể là những gợi ý hữu ích dành cho bạn:
  • Đồ chơi giúp phát triển khả năng giao tiếp và độ nhạy bén: Khi chuẩn bị đi học, trẻ sẽ bắt đầu bận rộn với việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội để giúp chúng tạo lập được các mối quan hệ và duy trì tình bạn với những trẻ cùng trang lứa. Bạn có thể chọn cho trẻ những loại đồ chơi phù hợp để chơi theo nhóm mà không quá căng thẳng như cờ cá ngựa, bộ rút gỗ, hay bộ đồ chơi ghép hình,…
  • Đồ chơi thú vị phát triển kỹ năng đọc cho trẻ: Vào thời điểm này, trẻ đã tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển ngôn ngữ và vốn từ vựng. Khả năng đọc hiểu của trẻ cũng tăng lên đáng kể, và chúng luôn sẵn sàng để đón nhận những thử thách mới. Trẻ 4 tuổi có thể nắm bắt được ý của câu chuyện trẻ được nghe, thậm chí có thể đưa ra được dự đoán chính xác và đi đến kết luận. Chính vì những đặc điểm này, món quà phù hợp với trẻ có thể là những quyển sách thú vị, hài hước và đặc biệt là phải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, một đứa trẻ 4 tuổi sẽ không đủ kiên nhẫn để đọc hết 1 quyển sách chỉ toàn chữ, bạn nên chọn những quyển sách nhiều hình ảnh minh họa, không nhất thiết phải là truyện tranh, nhưng nên có nhiều hình ảnh, như vậy sẽ thu hút sự yêu thích của trẻ lâu dài hơn.
  • Đồ chơi xe và các loại đồ chơi giúp trẻ tập giữ thăng bằng: Việc chuyển đổi cho trẻ đi từ xe 3 – 4 bánh sang xe 2 bánh không phải là điều dễ dàng, nhưng trẻ 4 tuổi có đủ khả năng để kiểm soát cơ thể điều khiển một chiếc xe 2 bánh mới mẻ. Bố mẹ có thể tập từ từ cho trẻ tới khi trẻ hoàn toàn thích ứng. Lúc đầu có thể vịn phía sau xe cho trẻ đạp chậm, sau đó thả dần tay ra. Món quà này của bạn có thể giúp bố mẹ và trẻ có được khoảng thời gian vui vẻ và khó quên. Việc tập xe cho trẻ có lẽ sẽ hơi khó khăn, nhưng khi trẻ có thể lấy được sự cân bằng, việc đạp xe đạp đối với trẻ là rất tốt.
  • Đồ chơi vừa giúp phát triển tính hợp tác, vừa giúp trẻ hiểu được sự canh tranh: Trẻ ở độ tuổi này đã có thể chơi những trò cùng ngồi xung quanh 1 cái bàn để chơi những trò chơi tập thể theo các quy tắc và chờ đến lượt. Thay vì những loại đồ chơi quen thuộc như xúc xắc, bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại đồ chơi mới trên thị trường, thay vì cờ cá ngựa quen thuộc, bạn có thể mua cờ tỷ phú, hay những con cờ có hình dáng các con vật ngộ nghĩnh khác ngoài con ngựa. Những loại đồ chơi như thé này có thể giúp trẻ biết cách hợp tác theo nhóm, đồng thời trẻ cũng hiểu về khái niệm cạnh tranh.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam  


Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi
Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi


Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi

Từ khóa: lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 4 tuổi – lua chon qua tang phu hop cho tre 4 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)



Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi


      Khi trẻ tròn 6 tuổi là lúc trẻ đã học hỏi được khá nhiều và ngày càng hoàn thiện. Dù là trẻ đã bắt đầu đi học hay chưa thì ở độ tuổi này, hầu hết mọi trẻ em đều thích đọc sách và tìm tòi những gì chúng thấy trong sách. Trẻ 6 tuổi có thể trở thành người kể chuyện, nhà toán học, nhà khoa học, nha sĩ, vận động viên thể dục dụng cụ hay thậm chí là doanh nhân. Trẻ lúc này có những giấc mơ và sở thích riêng. Nếu lúc 5 tuổi được xem là giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm thì 6 tuổi chính là giai đoạn trẻ thực hiện thử thách và khám phá thêm nhiều điều thú vị mới.

     Các đồ chơi phù hợp dành cho trẻ 6 tuổi bao gồm nhiều loại đồ chơi giáo dục và phát triển kỹ năng, bộ đồ chơi xếp khối xây dựng hay các dụng cụ thể thao có thể giúp trẻ kiểm tra và rèn luyện các động tác vận động của trẻ thường xuyên và theo cách tốt nhất.

Những loại đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi nói chung

  • Đồ chơi mang tính biểu tượng: Khi trẻ bắt đầu tập đọc, tập viết và bắt đầu làm quen với các ký tự và biểu tượng. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu làm quen với việc hiểu và sử dụng các biểu tượng này một cách thường xuyên. Chính vì vậy, bố mẹ nên chọn cho trẻ những loại đồ chơi có các biểu tượng đi kèm chẳng hạn như đồ chơi dán bảng, sách hay những loại đồ chơi có hướng dẫn nhớ các biểu tượng bằng video. Những loại đồ chơi này sẽ là hiện thực sinh động giúp trẻ ghi nhớ và hiểu các biểu tượng theo cách tự nhiên nhất.
  • Đồ chơi phát triển tính hợp tác: Trẻ 6 tuổi rất thích chơi cùng bạn bè, bố mẹ có thể chọn cho trẻ những loại đồ chơi trẻ có thể phối hợp cùng mọi người xung quanh. Có thể là các loại đồ chơi có nhiều chi tiết ký tự nhỏ như đồ chơi xếp hình, dựng khối gỗ,…
  • Đồ chơi kể chuyện: Đây là một trong những cách giúp hỗ trợ giáo dục trẻ. Trẻ 6 tuổi sẽ rất thích được mọi người xung quanh lắng nghe mình kể những câu chuyện, sự kiện và trình tự được xây dựng trên các nhân vật mà trẻ đã được nghe. Bố mẹ có thể tìm mua những loại đồ chơi có thể tự động kể cho trẻ nghe những câu chuyện thú vị. Mua những con thú nhồi bông và búp bê rồi cùng trẻ đóng vai những nhân vật trong truyện cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ và bố mẹ.
  • Bộ đồ chơi xếp hình: Trẻ 6 tuổi rất thích chơi những đồ chơi đòi hỏi tính logic cao và rất hứng thú với việc khám phá sự liên kết dần dần từ bộ phận tới toàn bộ. Bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những loại đồ chơi có thể tháo rời và sau đó ghép được chúng lại với nhau. Chẳng hạn như đồ chơi lắp ghép mê cung, xếp hình hoặc những quyển sách đòi hỏi phải vận động trí nhớ, logic và suy luận làm toán,…
  • Đồ chơi theo nhóm: Tròn 6 tuổi, trẻ đã có khả năng xử lý được những vấn đề quy tắc phức tạp và cách giải quyết các vấn đề theo nhóm, vì vậy, bố mẹ nên chọn các loại đồ chơi thể thao tập thể để trẻ có chơi cùng các bé cùng trang lứa. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ sau này.
  • Đồ chơi giáo dục: Cả việc học và việc vận động quá nhiều đều khiến trẻ mệt mỏi, chính do vậy, những loại đồ chơi vừa giúp trẻ giải trí vừa có thể giúp trẻ học hỏi được nhiều điều luôn được ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ trí tuệ cho trẻ. Những loại đồ chơi video giáo dục và những bộ chơi gỗ học toán và chữ cái tiếng việt là sự lựa chọn hoàn hảo cho trẻ ở độ tuổi này.


Điều lưu ý nhỏ trong lúc chọn đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi


     Trẻ 6 tuổi đang dần trưởng thành và ngày càng độc lập hơn, nhưng đừng vì trẻ đang trưởng thành mà không cho trẻ dành thời gian với những loại đồ chơi àm trẻ yêu thích vì chúng cũng đã trở thành một phần cuộc sống của trẻ. Hơn nữa, nếu bố mẹ chọn được loại đồ chơi phù hợp cho trẻ, chúng sẽ còn giúp ích trong việc đẩy cao khả năng và giới hạn của trẻ lên một cấp độ mới. Những loại đồ chơ phù hợp có thể giúp trẻ kiểm tra được khả năng của mình theo cách an toàn và vui vẻ nhất. Và bố mẹ cũng đừng quên rằng, những người bạn xung quanh trẻ cũng là những đối tượng hỗ trợ sự phát triển của trẻ một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất. “Công việc” của bố mẹ là giữ cho tinh thần của trẻ luôn luôn hứng khởi và thích thú với việc tìm hiểu.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi



Từ khóa: Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tuổi – Do choi tre em danh cho tre 6 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)


Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi


Trẻ em 5 tuổi đã có những phát triển hết sức toàn diện và chín chắn, chính do vậy, trẻ thường điềm tĩnh hơn, có thể xem đây là phiên bản trưởng thành hơn của trẻ lúc 4 tuổi. Vào giai đoạn này, trẻ có một sự phát triển vượt trội về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, kết hợp với một khả năng tập trung cao hơn và sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách phức tạp hơn. Hay nói cách khác, trẻ 5 tuổi thường thích thể hiện sở thích và khả năng của bản thân theo cách riêng của mình một cách đáng ngạc nhiên. Tròn 5 tuổi trẻ sẽ có thể ngồi yên trong một khoảng thời gian khá lâu, bố mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian này để giới thiệu cho trẻ nhiều loại đồ chơi giáo dục bổ ích hơn cho sự phát triển của trẻ, những loại đồ chơi này đòi hỏi nhiều thời gian và sự tập trung cao độ hơn.

Những loại đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi nói chung


Khi chọn đồ chơi cho trẻ, bố mẹ nên chọn những loại đồ chơi hỗ trợ phát triển trí tuệ, khả năng vận động và giúp bồi dưỡng sự tự tin cho trẻ.
Hướng dẫn cụ thể về việc chọn đồ chơi học tập tốt nhất cho trẻ 5 tuổi:
  • Đồ chơi xếp khối xây dựng: Trẻ 5 tuổi có khả năng kiểm soát hầu hết các hoạt động của chúng và có kỹ năng vận động khá tinh vi. Vì vậy bố mẹ có thể chọn cho trẻ những loại đồ chơi nhỏ bé và đòi hỏi sự khéo léo, ví dụ như những loại đồ chơi xếp khối chồng lên nhau và tạo thành các mô hình từ những dụng cụ có sẵn. Trẻ lúc này cũng có thể hiểu và nhớ được nhiều quy tắc, cách hướng dẫn chơi hơn so với lúc 4 tuổi. Ngoài ra trẻ còn có thể tìm ra được cách chơi hiệu quả nhất đối với những trò chơi thiết lập, xây dựng và các trò chơi phải thực hiện qua nhiều bước.
  • Các đồ chơi mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng yêu thích cho trẻ: Nhiều trẻ 5 tuổi đã bắt đầu phát triển niềm đam mê đối với khủng long, khoa học hay thậm chí là các hệ thống điện tử vi mạch và trẻ không ngừng tìm kiếm khám phá lĩnh vực mà chúng yêu thích. Bố mẹ cũng nên nhận ra ước mơ của trẻ và ủng hộ hết mình bằng cách cung cấp cho trẻ những đồ vật mà trẻ cần, chúng có thể dạy cho các thiên thần của bố mẹ rất nhiều điều mới lạ và bổ ích. Sách, bản đồ, bộ xếp hình hay các mô hình mô phỏng lại hình ảnh của các loài động vật có thể là những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bậc phụ huynh.
  • Đồ chơi phát triển trí sáng tạo: Năm tuổi là giai đoạn trẻ phát triển toàn diện các giác quan và hiểu được mình là ai, mình thực sự muốn gì và lúc này trẻ thực sự thích thú trong việc bày tỏ quan điểm riêng của mình. Bố mẹ có thể tìm mua những loại đồ chơi phù hợp với phong cách và sở thích riêng của trẻ, các loại đồ chơi như màu vẽ, trang trí là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ ở độ tuổi này.
  • Đồ chơi giáo dục: Trẻ lúc này rất thích rèn luyện các kỹ năng mới và thực sự quan trọng, ví dụ như đọc, viết, tính toán và mô phỏng. Bố mẹ có thể chọn cho trẻ những loại đồ chơi có thể tiếp xúc được với các kỹ năng học tập quan trọng và cần thiết. Những loại đồ chơi rèn luyện về số đếm, chữ cái là những món đồ chơi hữu ích nhất cho trẻ ở độ tuổi này. Có rất nhiều kỹ năng mà một đứa trẻ 5 tuổi có thể học tập được từ những đồ chơi này.
Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ

Điều lưu ý nhỏ trong lúc chọn đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi


     Mặc dù hầu hết các những bé 5 tuổi có thể chới độc lập trong 1 khoảng thời gian lâu, tuy nhiên vào một lúc nào đó trẻ sẽ muốn bố mẹ tham gia vào chơi cùng và trẻ thỉnh thoảng sẽ muốn chơi những vật dụng trong nhà. Bố mẹ có thể chọn lựa những đồ vật an toàn trong nhà và tham gia chơi cùng với trẻ. Như vậy sẽ càng giúp trẻ hứng thú hơn trong việc học hỏi.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi



Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi


Từ khóa: Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 5 tuổi – Do choi tre em danh cho tre 5 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)


Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


Các vấn đề cần lưu ý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


     Bước vào độ tuổi đầu đời này, trẻ sẽ bắt đầu truyền đạt những điều mà mình muốn bằng cách bò và chỉ vào mục tiêu mà trẻ hướng tới. Trẻ cũng bắt đầu học cách bắt chước những cử chỉ của người lớn khi chúng nhìn người lớn. Tuy nhiên cách giao tiếp phi ngôn ngữ này chỉ là tạm thời, đây cũng chính là lúc trẻ đang dần học cách thể hiện ý muốn của mình bằng lời nói.
     Bố mẹ có nhận ra rằng giờ đây những tiếng la vô nghĩa hay những tiếng ú ớ khó khăn của trẻ trước kia giờ đã dần “nhường chỗ” cho những âm tiết dễ nhận biết hơn như “ba, gà, cá,…”. Nhiều trẻ ở giai đoạn này thỉnh thoảng có thể vô tình nói được những âm tiết như “mama, bye-bye” một cách khá rành rọt, và điều này là một dấu hiệu tốt về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước khi thực sự biết nói, trẻ sẽ sử dụng các từ như “ba, má,…” để thu hút được sự chú ý của bố mẹ và sau đó chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ liên tục nói những từ như vậy như một cách để rèn luyện khả năng nói, nhưng sau này khi càng lớn, trẻ sẽ chỉ sử dụng chúng khi thực sự muốn gọi bố hoặc mẹ thôi.
     Mặc dù bố mẹ đã trò chuyện với trẻ từ lúc trẻ mới chào đời, nhưng lúc đó trẻ chưa hiểu được, và ở thời điểm này, gần như những điều bố mẹ nói, trẻ đều có thể hiểu một cách nhanh chóng, vì vậy, cuộc trò chuyện với trẻ sẽ đem lại nhiều ý nghĩa hơn. Trước khi trẻ có thể nói được nhiều thì trẻ đã có thể hiểu được nhiều từ hơn là bố mẹ có thể tưởng tượng. Ví dụ bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách nhắc với trẻ một đồ chơi mà trẻ yêu thích có trong phòng, nếu trẻ nhìn hay chỉ về phía đồ vật đó, bố mẹ có thể chắc chắn rằng trẻ đã hiểu những điều mình nói.


Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi ?


     Để giúp trẻ ngày càng nâng cao về khả năng hiểu biết của mình, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ thường xuyên hơn và dạy cho trẻ nhiều điều hơn. Hãy nói cho trẻ biết những điều đang xảy ra xung quanh mình, lúc trẻ tắm, trẻ chơi đùa hay ăn uống,…Và đặc biệt, cần truyền đạt những điều này bằng những từ ngữ đơn giản và quen thuộc đối với trẻ. Đồng thời thường xuyên nhắc với trẻ tên của những đồ vật xung quanh trẻ hằng ngày và cố gắng không sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để nói về cùng 1 đồ vật với trẻ, như vậy trẻ sẽ bị rối.
     Sách và tranh ảnh có thể thúc đẩy quá trình phát triển này của trẻ bằng cách tăng cường sự hiểu biết của trẻ với việc trau dồi thêm vốn từ vựng về tên các đồ vật cho trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích. Bố mẹ có thể chọn sách hoặc tranh ảnh nhiều màu sắc để trẻ có thể xem lần lượt khi chán. Ngoài ra cần chọn những hình ảnh đơn giản để trẻ có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn thấy được đồ vật ngoài đời thật.
     Cho dù là bố mẹ đang đọc truyện hay nói chuyện với trẻ, hãy tạo một khoảng ngắt giữa chừng để trẻ có thể chen ngang vào. Bố mẹ cũng có thể chủ động hỏi trẻ và chờ trẻ trả lời theo cách của trẻ. Nếu trẻ nói “gaa gaa gaa” thì bố mẹ nên lặp lại giống hệt vậy với 1 sự hứng khởi và vui vẻ. Những việc làm này tuy lúc mới nghe thì thấy có vẻ vô nghĩa, nhưng thật ra nó thể hiện được rằng trẻ tham gia vào một cuộc trò chuyện rất được bố mẹ hoang nghênh và chào đón, điều này khuyến khích trẻ rất nhiều. Chú ý tới những gì trẻ nói thể hiện việc bố mẹ đang lắng nghe và tôn trọng trẻ, nhiều khi nếu nghe kỹ hơn, bố mẹ có thể hiểu được ý mà trẻ muốn truyền đạt
     Cũng không quá bất ngời rằng những từ đầu tiên mà trẻ nói thường không phải là Tiếng Việt. Đối với một đứa trẻ tầm 1 tuổi, thì “từ” là bất cứ âm thanh nào có thể bật ra thành tiếng từ miệng của trẻ và có hướng tới 1 đối tượng nhất định. Vì vậy nếu trẻ nói “ma” thì bố mẹ nên hiểu là trẻ muốn gọi “mẹ”. Khi lặp lại từ cho trẻ, bố mẹ nên nói “mẹ” nhiều lần, trẻ sẽ học theo, và về sau, trẻ sẽ chỉnh được từ ngữ của mình theo hướng đúng nhất.


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Từ khóa: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi – phat trien ngon ngu cho tre tu 8 – 12 thang tuoi - phát triển ngôn ngữ cho trẻ 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng tuổi - phat trien ngon ngu cho tre 9 thang, 10 thang, 11 thang tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi ?


     Đây là giai đoạn não trẻ bắt đầu tiếp thu ngôn ngữ. Lúc mới ra đời, trẻ đã cảm nhận được âm thanh qua cách nghe mọi người giao tiếp với nhau. Lúc đầu trẻ sẽ rất để tâm tới những chỗ mà bố mẹ nhấn giọng và độ lớn của âm thanh mà bố mẹ tạo ra. Khi bố mẹ nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, trẻ sẽ ngừng khóc vì trẻ cảm nhận được rằng bố mẹ đang muốn an ủi trẻ. Ngược lại, nếu bố hoặc mẹ la to vì tức giận, trẻ sẽ mếu rồi khóc, vì cảm thấy mình đã làm điều gì đó sai. Khi tròn 4 tháng tuổi, trẻ sẽ không chỉ nhận ra giọng nói của bố mẹ mà còn nhận ra từng âm thanh riêng biệt do bố mẹ tạo ra. Trẻ sẽ lắng nghe các nguyên âm và phụ âm một cách rõ nét và dần dần cảm nhận được sự kết hợp của các âm tiết, từ và câu.
     Bên cạnh việc ngồi nghe các âm thanh phát ra, trẻ còn rất muốn tự mình tạo ra âm thanh đó. Đầu tiên là tạo ra âm thanh bằng tiếng khóc, khi ngày càng lớn, chúng sẽ tạo ra những âm thanh khác biệt hơn. Từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ bắt đầu bi bô “a…a…” suốt ngày, với tông giọng và cách nhấn nhá phù hợp với những gì trẻ đã từng được nghe từ nhỏ. Mặc dù lúc mới nghe thấy có vẻ những tiếng này của trẻ có vẻ vô nghĩa nhưng nếu bố mẹ để ý kỹ sẽ thấy trẻ lên giọng xuống giọng như thể yêu cầu hoặc hỏi bố mẹ 1 điều gì đó. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ làm điều này bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng trẻ. Khi trẻ nói 1 âm tiết dễ nhận biết, bố mẹ hãy lặp lại bằng 1 từ đơn giản khác chứa âm tiết đó để trẻ nói theo và lặp đi lặp lại nhiều lần từ có âm tiết đó, như vậy trẻ sẽ nhanh thích nghi với các từ ngữ có nghĩa hơn. Ví dụ như khi trẻ nói “a” bố mẹ có thể lặp lại cho trẻ “ba”, “bà”, “cá”,…
Sự tham gia của bố mẹ vào việc phát triển ngôn ngữ của trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là khi trẻ được khoảng 6 tháng hoặc 7 tháng tuổi, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu bắt chước nói theo những âm thanh mà trẻ nghe được với mức độ phức tạp cao hơn. Tới thời điểm này, trẻ đã có thể lặp lại những từ ngữ này cả ngày, thậm chí là mấy ngày liên tục trước khi học 1 từ khác.  Vào giai đoạn này, trẻ sẽ hồi đáp gần như tất cả những lần bố mẹ hoặc người lạ kêu tên trẻ và trẻ đã có thể bắt đầu làm những việc đơn giản theo lời chỉ dẫn của bố mẹ. Vì vậy nhân cơ hội này, bố mẹ hãy cố gắng khai thác khả năng ngôn ngữ của trẻ bằng cách thường xuyên nói chuyện. Mặc dù là có thể mất khoảng 1 năm nữa hoặc hơn để trẻ có thể hiểu được tất cả những gì bố mẹ nói, nhưng ngay thời điểm hiện tại, trẻ đã có thể hiểu được đa số những từ ngữ mà bố mẹ dùng để nới chuyện với trẻ rồi.


Các vấn đề cần đặc biệt lưu ý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


     Nếu trẻ không bập bẹ nói hoặc bắt chước bất kỳ âm thanh nào mà bố mẹ nói thì có lẽ trẻ gặp vài vấn đề về thính giác hoặc gặp vấn đề trong việc phát triển ngôn ngữ của mình. Một em bé bị mất thính lực 1 phần vẫn có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn xảy ra hoặc sẽ quay đầu về phía phát ra âm thanh và thậm chí trẻ có thể sẽ phản ứng với giọng nói của bố mẹ. Nhưng trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước giọng nói của mọi người xung quanh. Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ tới thời điểm 7 tháng rồi mà vẫn không ê a vài chữ hay cố gắng tạo ra tiếng ồn thì nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể can thiệp kịp thời. Nếu trẻ bị nhiễm trùng tại, bên trong sẽ tạo nên 1 lớp màng mỏng, gây trở ngại cho trẻ khi lắng nghe các âm thanh xung quanh. 
     Hiện nay có rất nhiều thiết bị hiện đại giúp kiểm tra được thính giác của trẻ 1 cách chính xác và kịp thời. Tất cả các trẻ sơ sinh đều nên được kiểm tra thính giác thường xuyên. Sự quan sát của bố mẹ là một trong những cách hiệu quả nhất giúp cảnh báo được tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu bố mẹ cảm thấy nghi ngờ 1 điều gì đó, tốt nhất là nên chở bé đi khám tai và hỏi thêm về lời khuyên của bác sĩ đối với trường hợp này. 


Tham khảo :

Liên hệ mua hàng : Kids Center Vietnam



Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


Từ khóa: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi – phat trien ngon ngu cho tre tu 4 – 7 thang tuoi - phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tháng, 6 tháng tuổi - phat trien ngon ngu cho tre 5 thang, 6 thang tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)


Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi


Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi ?


     Khi được 2 tuổi, trẻ không những hiểu được hầu hết những điều mà bố mẹ nói với trẻ mà còn có thể nói chuyện với số lượng từ vựng tăng lên nhanh chóng, khoảng hơn 50 từ. Trong giai đoạn này, sẽ đã có thể nói những câu dài khoảng từ 2 – 3 chữ như “Uống nước cam” hay “Ăn bánh”. Thậm chí có trẻ phát triển nhanh còn có thể nói những câu từ 4 – 5 chữ “Bố ở đâu mẹ?” hay “Đồ chơi đâu rồi?”,…Trẻ còn bắt đầu biết sử dụng các đại từ xưng hô (con, cô, cậu, bố, mẹ,…) và hiểu được khái niệm của từ “tôi”. Bố mẹ nên chú ý đến cách mà trẻ sử dụng để mô tả ý tưởng, thông tin và bày những yêu cầu, mong muốn của mình với bố mẹ.
     Việc bố mẹ hay so sánh khả năng nói của trẻ với những đứa trẻ khác là một điều rất bình thường, giống như quy luật vậy, nhưng tốt hơn thì cũng cần nên hạn chế điều này. Tại thời điểm này, trẻ có nhiều sự thay đổi trong việc phát triển ngôn ngữ hơn là sự phát triển ở các yếu tố khác. Trong khi một số trẻ ở độ tuổi đi học phát triển ngôn ngữ một cách ổn định thì ở những giai đoạn trước đó, sự phát triển về ngôn ngữ rất không đồng đều, mỗi trẻ lại có cách phát triển riêng. Có nhiều trẻ em, có khả năng nói tự nhiên và lưu loát hơn những trẻ khác, vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con của mình nói quá ít so với trẻ em hàng xóm. Điều này không có nghĩa rằng những trẻ nói nhiều hơn thì nhất thiết phải thông minh hơn so với những trẻ ít nói, cũng không có nghĩa rằng những đứa trẻ đó có vốn từ vựng phong phú hơn. Trong thực tế, các bé ít nói thường vì tiếp thu quá nhiều từ vựng và việc lựa chọn từ phù hợp để nói làm chúng mất thời gian để phát ra thành tiếng. Như một quy luật, các bé trai sẽ chậm nói hơn các bé gái, nhưng khi trẻ đến độ tuổi đi học, điều này sẽ có xu hướng thay đổi nhiều.
     Nếu không có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào mà chỉ thông qua lắng nghe và thực hành thì trẻ của bố mẹ sẽ vẫn có thể làm chủ được rất nhiều các quy tắc cơ bản về ngữ pháp khi trẻ tới trường. Bố mẹ có thể giúp trẻ làm phong phú hơn vốn từ vựng của trẻ bằng cách đọc truyện cho trẻ nghe mỗi ngày như một thói quen. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ làm theo cốt truyện, sẽ hiểu và nhớ được nhiều ý tưởng, các thông tin đã từng đề cập đến trong câu chuyện bố mẹ kể. Thậm chí khi bố mẹ cứ đọc hoài 1 truyện làm trẻ phát chán, đó là lúc trẻ gần như nhớ cả câu chuyện rồi. Để tập trung được sự chú ý cho trẻ, bố mẹ nên chọn những quyển sách có nhiều hình ảnh, để trong lúc bố mẹ kể chuyện, trẻ có thể động, chạm, chỉ vào những hình ảnh của nhân vật mà bố mẹ đang kể. Vào giai đoạn trẻ sắp bước qua 3 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ lúc này gần như hoàn thiện. Trẻ sẽ biết về các bài hát, bài thơ, chơi chữ hoặc chọc phá mọi người bằng cách lặp lại âm thanh vui nhộn mà mọi người xung quanh nói hay sử dụng những cụm từ vô nghĩa mà vui nhộn để chọc cười bố mẹ và mọi người xung quanh.


Theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi để can thiệp kịp thời nếu trẻ chậm nói


     Tuy nhiên đối với nhiều trẻ em thì quá trình phát triển ngôn ngữ không trơn tru và dễ dàng như vậy. Trong thực tế thì cứ khoảng từ 10 đến 15 trẻ thì sẽ có 1 trẻ gặp vấn đề với việc hiểu ngôn ngữ và nói chuyện. Đối với vài trẻ em thì vấn đề là do thính giác gặp vấn đề, dẫn đến việc nghe khó khăn hơn, trí thông minh quá thấp hoặc thiếu sự khuyến khích tập nói tại nhà, đôi khi cũng là do nhiều người trong gia đình ở thế hệ trước cũng gặp vấn đề về ngôn ngữ. Dù sao thì trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân cũng rất khó để xác định rõ ràng và chính xác. Nếu các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán rằng trẻ có khả năng gặp vấn đề với ngôn ngữ, thì bác sĩ có thể tiến hành các cuộc kiểm tra về thính giác và giọng nói. Hoặc nếu cần thiết, bác sĩ có thể sẽ đề xuất cho bố mẹ những chuyên gia về vấn đề ngôn ngữ ở trẻ em để đánh giá thêm. Phát hiện sớm việc chậm ngôn ngữ hoặc khiếm thính là vô cùng quan trọng vì có thể điều trị kịp thời, tránh trường hợp điều này gây trở ngại tới các bộ phận khác. Bố mẹ và bác sĩ nên quan tâm và can thiệp kịp thời, nếu không, trẻ sẽ ngày càng gặp khó khăn đối với việc học ngôn ngữ khi tới độ tuổi đến trường.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi

Từ khóa: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi  - phat trien ngon ngu cho tre 2 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi


Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi?


     Trước 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu hiểu được hầu hết những điều mà bố mẹ nói. Khi bố mẹ thông báo rằng sắp đến giờ ăn, trẻ sẽ chờ đợi và mong ngóng, nhiều trẻ còn ngoan ngoãn ngồi trên ghế ăn của mình để đợi bố mẹ đem thức ăn ra. Hay bố mẹ cũng có thể nói với trẻ là mình làm lạc đâu mất chiếc giày, trẻ sẽ hiểu và bò đi tìm chúng, khi thấy chúng sẽ đưa cho bố mẹ. Lúc đầu thì phản ứng quá nhanh nhạy này của trẻ có vẻ hơi khác thường và bố mẹ sẽ tự hỏi rằng, là trẻ thực sự hiểu, hay chỉ là do bố mẹ tự tưởng tượng ra? Bố mẹ hãy yên tâm rằng đó không phải là tưởng tượng của bố mẹ đâu, bố mẹ cũng nên vui mừng vì những đặc điểm này chứng tỏ trẻ đang phát triển theo đúng quá trình.
     Bước nhảy vọt về sự phát triển này đòi hỏi bố mẹ nên thay đổi cách trò chuyện với trẻ cũng như là ngôn ngữ và cách nói chuyện đối với mọi người xung quanh. Ví dụ như khi nói về những chủ đề mà bé có thể quá phấn khích, bố mẹ có thể điều chỉnh âm lượng cuộc nói chuyện chỉ đủ để 2 người nghe được, hoặc cũng có thể dùng cách phát âm từng chữ, chẳng hạn như: “Mình có nên ghé qua để mua K-E-M không anh?”. Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này rất thích trò chuyện, và khi bố mẹ ngồi nói chuyện với chúng, chúng sẽ tỏ ra rất hào hứng và phản hồi lại rất nhanh bằng nhiều hình thức như vỗ tay, cười, nói bập bẹ ê a vài chữ,…
     Bố mẹ thường hay cảm thấy trẻ ít nói quá và hay tự mình hát những bài hát với âm lượng to nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Thật ra không cần phải khó khăn như vậy, thay vào đó, bố mẹ có thể nói ít thôi nhưng nói chậm rãi từng từ một, sử dụng những từ ngữ đơn giản và đặc biệt là câu nói phải ngắn thôi, đừng nói quá dài vì trẻ sẽ không thể tiếp thu kịp. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy cho trẻ biết chính xác tên của các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mặt, mũi, miệng, bụng, đầu gối,…Bằng những cách như vậy, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm tối thiểu sự nhầm lẫn trong ngôn ngữ


Những đặc điểm thể hiện sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi


     Hầu hết trẻ ở độ tuổi này thường có thể hiểu rõ được ít nhất 50 từ và có thể đặt 2 từ gần nhau để hiểu 1 câu ngắn, mặc dù nhiều khi không được chính xác lắm. Vì ngay cả khi đối với những trẻ có trí thông minh vượt trội thì cũng khó mà có thể nói được nhiều cho tới khi được 2 tuổi. Các bé trai thì thường phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bé gái. Và bất cứ khi nào trẻ bắt đầu biết nói, thì sẽ thường là những cái tên hoặc những từ ngữ quen thuộc và dễ phát âm như “ba, má, anh, ăn,…”
Bố mẹ có thể là những người đầu tiên hiểu được những tiếng mà trẻ phát ra ban đầu, bởi vì trẻ thường bỏ qua hoặc thay đổi những âm thanh nhất định. Ví dụ như trẻ rất hay bỏ những phụ âm như d, t, b,…hay các nguyên âm như o, e, a, i, u, chính do vậy nên khi nghe theo cường điệu âm thanh thì có thể hiểu được, nhưng nghe rõ thì vẫn chưa được.
     Bố mẹ sẽ có thể tìm hiểu thêm để có thể hiểu rõ hơn về lời nói của trẻ ngày qua ngày, có thể đoán được điều trẻ muốn thông qua cử chỉ của trẻ. Và dù có làm gì, thì đừng chế nhạo trẻ khi trẻ nói sai, hãy cho trẻ thêm thời gian để thể hiện điều trẻ muốn nói và sau đó bố mẹ có thể hỏi lại bằng cách phát âm 1 cách chính xác và chậm rãi từ mà trẻ muốn nói. Bằng cách kiên nhẫn như vậy, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển một cách nhanh chóng
     Khi trẻ được 18 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết nói vài động từ như “đi, ăn, lên, xuống, trong và ngoài,…”. Và khi được 2 tuổi, trẻ sẽ gần như làm chủ được lời nói của mình
     Lúc đầu, trẻ sẽ tự tạo ra câu nói của riêng mình bằng cách kết hợp một từ duy nhất cùng với cử chỉ của cơ thể, hoặc trẻ cũng có thể càu nhàu, lẩm bẩm để thể hiện bố mẹ hiểu không đúng ý của trẻ. Trẻ có thể chỉ vào 1 đồ vật và nói “bóng” theo cách của riêng trẻ, để bố mẹ có thể hiểu được rằng trẻ muốn bố mẹ lăng bóng tới cho trẻ. Hoặc trẻ cũng đã biết cách thể hiện thắc mắc của mình bằng cách lên giọng khi nói ra như một câu hỏi. Và chẳng còn lâu nữa đâu, trẻ sẽ có thể bắt đầu kết hợp các từ lại với nhau như “uống sữa, ném bóng hay cái gì,…”. Và khi đã bước vào giai đoạn này thì bố mẹ sẽ còn đối mặt với nhiều thử thách mới.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi


Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi

Từ khóa: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi – phat trien ngon ngu cho tre 1 tuoi

Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)




Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi


Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi


     Những đứa trẻ được khoảng 8 tháng tuổi rất hay tò mò về mọi thứ, nhưng sự tò mò này của trẻ cũng chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn và trẻ sẽ nhanh chóng chú ý tới những đồ vật hoặc hoạt động khác. Trẻ sẽ thường chơi với những đồ chơi cũ khoảng từ 2 đến 3 phút và ngay sau đó sẽ nhanh chóng quay đi tìm một loại đồ chơi nào đó mới hơn. Vào lúc trẻ được khoảng 11 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể kiên nhẫn ngồi một chỗ hẳn 15 phút chỉ để chơi một món đồ chơi đặc biệt thú vị, tuy nhiên thì hầu hết khoảng thời gian còn lại trẻ sẽ dành cho việc hoạt động, chạy nhảy. Chính do vậy, bố mẹ đừng quá kì vọng chỉ trong một thời gian ngắn trẻ sẽ có được sự khác biệt rõ ràng.
     Một sự thật khá trớ trêu rằng, mặc dù ngoài cửa hàng đồ chơi đang ngập tràn những món đồ vừa phù hợp, vừa đẹp mắt, nhưng trẻ lại chỉ thích thú đặc biệt đối với những đồ vật trong nhà mà trẻ không được thường xuyên tiếp xúc như thìa gỗ, khay trứng bằng giấy carton và hộp nhựa với đầy đủ các kích thước và hình dạng khác nhau. Trẻ của bố mẹ sẽ thấy hơi chán với những đồ vật mà trẻ đã biết khá rõ về chúng, nên nếu khi trẻ đã không còn thích thú với hộp sữa bằng kim loại mà trẻ vẫn hay chơi cùng thì bố mẹ có thể làm mới chúng bằng cách bỏ vào đó 1 trái bóng nhỏ, để khi trẻ lắc hộp sữa, có thể tạo ra âm thanh, tạo thêm sự thích thú mới cho trẻ. Những chi tiết nhỏ như vậy dần dần sẽ dạy cho trẻ cách nhận biết được dù chỉ là 1 khác biệt rất nhỏ của những đối tượng quen thuộc. Bên cạnh đó, khi bố mẹ chọn đồ chơi cho trẻ, cần lưu tâm nhiều vào các vấn đề như không nên đưa quá nhiều đồ chơi cho trẻ trong một lúc, vì như vậy sẽ khiến trẻ nhanh thấy chán và buồn bực. Và thay vì chỉ nhìn, bố mẹ nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trực tiếp chạm vào và được tiếp xúc một cách trực tiếp với


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


     Thường thì trẻ sẽ không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ trong việc khám phá mọi thứ xung quanh, vì thực tế thì khi trẻ cảm thấy đã có đủ thông tin về đồ vật, trẻ sẽ tự mình tìm hiểu chúng thông qua việc tiếp xúc và chơi với chúng. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu lục lọi trong ngăn kéo, tủ quần áo và thậm chí là tủ bếp. Trẻ sẽ rất hứng thú khi được trực tiếp chạm tay vào những đồ vật mà ngày thường bố mẹ hay cấm đoán chúng. Cũng chính vì đặc điểm này, bố mẹ cần đặc biệt chú ý không nên để bất cứ đồ vật nào có thể làm tổn thương trẻ ở những nơi như vậy và phải để mắt đến trẻ bất cứ lúc nào trẻ muốn tiếp cận tới những vị trí không an toàn. Trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy mệt với việc lăn lộn, mày mò tìm hiểu và tập cách cư xử đối với những đồ chơi mà trẻ thích thú. Đây có vẻ là một phương phá ngẫu nhiên đối với bố mẹ nhưng đây lại là một trong những cách tự nhiên nhất để trẻ tìm hiểu được cách mà thế giới xung quanh chúng được vận hành. Trẻ lúc này thực sự rất giống một nhà khoa học, trẻ bắt đầu quan sát các thuộc tính của các đồ vật và từ quan sát của mình, trẻ dần hình thành các ý tưởng về hình dạng, kết cấu và kích cỡ của đồ vật. Trẻ sẽ bắt đầu hiểu được rằng chỉ có vài thứ là có thể ăn được, số còn lại thì không, tuy vậy thì trẻ vẫn sẽ đưa mọi thứ trên tay vào miệng để kiểm tra lần nữa. Thêm một lưu ý cần gửi đến những bậc phụ huynh nữa đó chính là nên kiểm tra xem những đồ vật trẻ cầm trên tay có quá nhỏ không, nếu vừa miệng và trẻ có khả năng nuốt phải thì nên loại bỏ ngay.
     Những quan sát của trẻ vẫn được tiếp tục, và sự kéo dài này khiến trẻ khám phá được ngày càng nhiều điều thú vị hơn. Trẻ sẽ biết thêm được rằng, những đồ vật dù có ra khỏi tầm mắt của chúng thì vẫn sẽ tồn tại đâu đó xung quanh. Lúc trẻ tròn 8 tháng, khi bố mẹ giấu những đồ chơi của trẻ bằng cách che chúng đi bằng một tấm vải, trẻ sẽ biết cách kéo tấm vải lên và tìm kiếm những đồ vật bên dưới tấm vải đó. Phản ứng này đôi khi đã xảy ra khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, nếu trẻ phát triển nhanh vượt trội. Nhưng nếu sau khi giấu dưới tấm vải, bố mẹ lén di chuyển chúng đi chỗ khác trong lúc trẻ không nhìn thấy thì trẻ lúc này có thể bị bối rối. Đây chính là mặt còn hạn chế của những trẻ 8 tháng tuổi này. Đến 10 tháng tuổi, trẻ gần như chắc chắn rằng đồ chơi vẫn tồn tại nên sẽ không ngừng tìm kiếm chúng. Bằng cách thay đổi đồ chơi cho trẻ liên tục, bố mẹ có thể duy trì sự thích thú của trẻ đối với đồ chơi trong thời gian rất lâu.
     Lúc trẻ tròn 1 tuổi, trẻ nhận thức được rằng đồ vật không chỉ có tên mà còn có những chức năng riêng rất cụ thể. Trẻ lúc này cũng dần hoàn thiện về trí tuệ và trí tưởng tượng. Ví dụ, nếu bố mẹ đưa cho trẻ một chiếc điện thoại di động đồ chơi, nếu là trước kia trẻ sẽ giải trí bằng cách nhai, chà, đập,…thì lúc này trẻ lại áp chúng lên tai và nói ê a. Đơn giản bởi vì lúc này trẻ đã ghi nhớ được hình ảnh của bố mẹ mình lúc sử dụng chúng và giờ thì chúng bắt chước theo. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện những việc tương tự như thế này bằng cách đưa cho trẻ cái lược, bàn chải đánh răng, cốc, thìa,…và vỗ tay khen ngợi khi trẻ thực hiện đúng chức năng của đồ vật.


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi
Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi


Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre tu 8 – 12 thang tuoi - phát triển trí tuệ cho trẻ 9 tháng - 10 tháng - 11 tháng tuổi - phat trien tri tue cho tre 9 thang - 10 thang - 11 thang tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)