Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Quà tặng tài lộc đầu năm


KỲ LÂN MANG ĐẾN MAY MẮN
Kỳ Lân là Thụy Thú, có tác dụng trấn trạch trị tà, mang thêm điềm lành, có khả năng hóa giải hung tinh bay đến theo mỗi năm; có thể đặt bất cứ vị trí nào.
Ngoài ra, tạo hình Kỳ Lân rất đẹp, là một món quà tặng rất có ý nghĩa cho người thân và bạn bè khi về nhà mới.
---------
G.P Vietnam đang có hàng để quý khách có thể mua trưng bày hoặc tặng cho người thân và bạn bè.
Tên SP: Kỳ Lân Nhật Bản
Nguồn gốc: Nhật Bản (Sản phẩm nằm trong 【KT Project】 タケヤ式自在置物 - Takeya Shiki Jizai Okimono của hãng Kaiyodo dòng Revoltech)
Mọi chi tiết xin vui lòng inbox hoặc liên hệ hotline: 0905 96 90 96 - Mr Trác hoặc 012 650 93 650 - Ms Dương






G.P Marketing

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 – 2 tuổi

Một khoảng thời gian trước khi bé có thể nói rõ ràng những chữ đầu tiên, bé đã có thể giao tiếp với ba mẹ bằng tiếng khóc, nụ cười, ánh mắt, động tác vận động và các âm thanh bập bẹ. Mỗi bé đều phát triển đều đặn theo cách phát triển của riêng mình, nhưng hầu như chúng đều có thể làm được một số động tác nhất định ở những độ tuổi nhất định. Những cột mốc bên dưới là những dấu hiệu phát triển chung của các bé ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi, ba mẹ có thể lưu ý những cột mốc này để tham khảo xem con mình đã có thể làm được những việc này chưa.
Nếu ba mẹ có các câu hỏi liên quan đến phát triển của bé, nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhi, ba mẹ nên hỏi ý kiến càng sớm càng tốt, để tránh kéo dài những vấn đề liên quan đến sự phát triển của bé.

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tuổi
  • Bé có thể nhìn và tìm kiếm nơi phát ra âm thanh.
  • Có những động tác phản ứng lại khi ba mẹ gọi đúng tên bé.
  • Vẫy tay chào tạm biệt.
  • Nhìn vào nơi mà ba mẹ chỉ cho bé như ba mẹ chỉ cho bé con chó, con gà…
  • Bập bẹ với giọng điệu lên xuống.
  • Biết đến lượt giao tiếp (Ba mẹ nói chuyện với bé, bé sẽ lắng nghe và chú ý, khi ba mẹ ngưng nói thì bé sẽ bập bẹ giống như là bé trao đổi với ba mẹ).
  • Nói “ba ba” với ba, “ma ma” với mẹ
  • Nói ít nhất 1 từ
  • Chỉ vào thứ bé muốn lấy, và sẽ làm ồn lên trong khi chỉ.

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 - 2 tuổi

  • Làm được một số yêu cầu đơn giản, đầu tiên là làm theo hướng dẫn có sự phối hợp giữa lời nói và điệu bộ, sau đó có thể thực hiện khi chỉ yêu cầu bằng lời nói.
  • Lấy các món đồ quen thuộc từ phòng khác khi hỏi bé về đồ vật đó.
  • Chỉ được một vài bộ phận trên cơ thể như “mắt, mũi, miệng, đầu…”
  • Lấy đồ vật cho ba mẹ để đưa cho ba mẹ xem.
  • Chỉ đúng các đồ vật mà bé đã biết khi hỏi đúng tên của đồ vật.
  • Thích thú với các trò chơi giả vờ (như ú à, đồ hàng)
  • Học khoảng 1 từ mới mỗi tuần vào độ tuổi từ 1,5 tuổi – 2 tuổi.

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 2 tuổi
  • Chỉ đúng nhiều bộ phận trên cơ thể, và các vật dụng hằng ngày trong nhà.
  • Chỉ được chính xác tên nhiều hình trong 01 cuốn sách.
  • Có thể thực hiện được yêu cầu cơ bản chỉ qua lời nói như “con đặt ly lên bàn đi”, không cần phải hướng dẫn bằng điệu bộ.
  • Có thể nói được khoảng từ 50 – 100 từ.
  • Nói được 02 từ 01 câu, và một cụm từ có 02 chữ như “đi ba”, “uống nước”. 



Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 – 2 tuổi

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 – 2 tuổi
Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 – 2 tuổi


Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 – 2 tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be tu 1 – 2 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Những dấu hiệu nào là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi ?

Vào thời điểm bé 3 tháng tuổi, bé có một sự thay đổi rất rõ rệt, thời điểm này bé không còn hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ như lúc mới sinh ra, mà bé đã có khả năng phản ứng lại với môi trường xung quanh bằng các ngôn ngữ cơ thể của mình như cười, khóc, nhìn theo... Bé sẽ dần mất đi những phản xạ tự nhiên của trẻ mới sinh, và thay vào đó là tiếp thu khả năng tự làm chủ, và khám phá bản thân. Ba mẹ nếu để ý sẽ thấy bé có thể nằm hàng giờ để đưa mắt dõi theo và khám phá sự chuyển động của bàn tay nhỏ xinh của mình. Dưới đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé:

  • Có thể ngẩng đầu và ngực khi được bồng nằm trên bụng.
  • Duỗi chân ra đá khi được bồng nằm trên bụng.
  • Nắm và mở lòng bàn tay.
  • Đứng chập chững trên đôi chân nhỏ xíu, khi ba mẹ bồng bé đứng trên giường.
  • Đưa bàn tay lên miệng.
  • Có thể quơ tay đánh nhẹ vào đồ vật di chuyển trên nôi.
  • Cầm và lắc đồ chơi lục lạc.

Phát triển thị giác và thính giác
  • Nhìn khuôn mặt người ẵm bé chăm chú.
  • Nhìn theo các vật thể di chuyển đồ chơi treo trên nôi.
  • Nhận ra được các người thân và vật quen thuộc với khoảng cách xa hơn lúc mới sinh.
  • Bắt đầu có sự phối hợp giữa mắt và tay.
  • Mĩm cười với giọng nói hằng ngày của ba mẹ.
  • Bắt đầu ê a.
  • Bắt đầu bắt chước một số âm thanh gần gũi quen thuộc.
  • Quay đầu về phía phát ra âm thanh.

 Phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp
  • Bắt đầu biết cười với mọi người.
  • Thích thú khi chơi với mọi người xung quanh và có thể khóc khi ngừng chơi với bé.
  • Bé có thể bắt đầu giao tiếp và diễn đạt mong muốn bản thân bằng tiếng khóc, nét mặt và cử động của cơ thể.
  • Bắt chước một số động tác biểu lộ trên khuôn mặt như “làm xấu”…

  • Từ khi mới sinh ra cho đến lúc này, bé chỉ có thể giao tiếp với ba mẹ bằng tiếp khóc. Nhưng lúc này bé có thể tiếp nhận âm thanh của ba mẹ, bé sẽ cười khi ba mẹ giao tiếp với bé. 


Các vấn đề ba mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Mặc dầu mỗi bé đều phát triển một cách đều đặn tự nhiên theo sự phát triển riêng của mỗi mình, tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý một số cột mốc về sự phát triển để phát hiện xem bé có vấn đề về việc chậm phát triển hay không? Nếu ba mẹ thấy bé không làm được một số các hoạt động bên dưới  thì có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm cho mình:
  • Dường như không phản ứng với âm thanh cường độ cao.
  • Không quan tâm chú ý đến tay của mình lúc 2 tháng tuổi.
  • Không cười phản ứng trước lời nói của ba mẹ vào thời điểm 2 tháng tuổi.
  • Không đưa mắt di chuyển theo các vật thể chuyển động lúc từ 2 – 3 tháng tuổi.
  • Không cười với bất kỳ ai vào lúc 3 tháng tuổi.
  • Không cầm và nắm đồ vật lúc 3 tháng tuổi.
  • Không bập bẹ ê a lúc từ 3 – 4 tháng tuổi.
  • Bập bẹ ê a, nhưng không bắt chước các âm thanh quen thuộc lúc 4 tháng tuổi.
  • Không tự đưa bàn chân chạm mặt đất, khi đặt bé trên mặt phẳng lúc 4 tháng tuổi.
  • Không đưa các vật bỏ vào miệng ngậm lúc 4 tháng tuổi.
  • Gặp khó khăn khi di chuyển ánh mắt với mọi hướng nhìn.
  • Nhắm nghiền mắt vào mọi lúc lúc 2 tháng tuổi.
  • Không chú ý đến những gương mặt mới, và dường như thấy giận dữ với những người lạ xung quanh.


Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé


Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be 3 thang tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Chọn đồ chơi phù hợp cho bé

Hướng dẫn cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé

Hiện nay với trên thị trường có rất nhiều thương hiệu với sự đa dạng về mẫu mã và sản phẩm, nên một số ba mẹ khi mua đồ chơi cho con có thể gặp lúng túng khi không hiểu được loại sản phẩm nào là phù hợp với bé, đôi khi ba mẹ có thể chọn các sản phẩm mắc tiền, nhưng không hiểu được hết các công dụng của nó, nên khi mang về nhà bé có thể không chơi được, hoặc không khai thác được hết các công dụng của đồ chơi để phát triển kỹ năng cho bé. Thông tin hướng dẫn hữu ích này sẽ có thể giúp cho các ba mẹ tìm được các loại đồ chơi phù hợp giúp bé phát triển theo đúng độ tuổi và mang lại niềm vui cho cuộc sống của bé. Trong mỗi hướng dẫn, đều chứa đựng các thông tin khái quát về quá trình phát triển và đặc điểm của trẻ ở từng giai đoạn khác nhau, theo đó ba mẹ sẽ biết được loại đồ chơi nào là phù hợp và lý do tại sao lại phù hợp ở giai đoạn phát triển đó của trẻ:

Hãy tìm thông tin độ tuổi liên quan, và chọn đồ chơi phù hợp cho bé :


Xem thêm mẹo về cách chọn đồ chơi an toàn cho trẻ

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam







Từ khóa: Chọn đồ chơi phù hợp cho bé – chon do choi phu hop cho be

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 – 8 tuổi

Hiểu những đặc điểm của trẻ để chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 – 8 tuổi

Những trẻ ở giai đoạn từ 5 tuổi đến 8 tuổi đã bắt đầu phát triển đều đặn và chậm lại nên về tính cách và sở thích cũng tương tự như giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi. Tuy nhiên, vì thể chất và suy nghĩ đã có những thay đổi đáng kể nên tất nhiên cũng dẫn đến những sự khác nhau nhất định - lúc này trẻ đã lớn và chững chạc hơn trước rất nhiều. Những loại đồ chơi chúng thích không chỉ là những loại đồ chơi lúc trước nữa mà còn được bổ sung khá nhiều những loại mới mẻ khác.

Những đồ chơi nào là đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 - 8 tuổi ?

Đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng đối với trẻ, nên bố mẹ cũng cần lựa chọn đồ chơi phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là 10 loại đồ chơi phổ biến thích hợp nhất cho trẻ em ở giai đoạn này:
  • Dạng đồ chơi ngồi lại cùng nhau theo nhóm hay các trò chơi rèn luyện trí nhớ: Khi trẻ ở độ tuổi đến trường, trẻ sẽ bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc lên ý tưởng, trình tự làm việc hay chơi theo nhóm. Cho đến hiện tại, các trò chơi của trẻ phần lớn là trẻ tự chơi 1 mình, hoặc có thể là rủ bạn bè cùng chơi chứ không phải là cùng hợp tác với bạn bè chúng để cùng hoàn thành 1 trò chơi nào đó. Những trò chơi như cờ cá ngựa, giải câu đố, tìm hình giống nhau,…sẽ giúp trẻ thu hẹp khoảng cách giữa trẻ và bạn bè, hơn nữa còn hình thành nên những kĩ năng sống cơ bản trong xã hội cho trẻ.
  • Đồ chơi búp bê và phụ kiện đi kèm: Trong những năm trước khi đến trường, các bé của bố mẹ đã làm quen với những cô búp bê, và dường như búp bê lúc đó trở thành bạn bè thân thiết nhất của chúng. Nhưng khi lớn hơn, trẻ bắt đầu ý thức được đâu là thật, đâu là đồ chơi. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu xem búp bê của mình như 1 nhân vật trong câu chuyện của chúng, và thậm chí búp bê chỉ là “con rối” trong tay trẻ.  Những phụ kiện như nhà cửa, quần áo, giày dép cho búp bê được trẻ sử dụng như 1 công cụ để tạo nên không gian cho búp bê của chúng đóng kịch mà bản thân trẻ chính là đạo diễn của vở kịch đó. Đây là loại trò chơi giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách chân thật và an toàn nhất, cũng như khám phá nhiều ý tưởng sáng tạo của trẻ khi mỗi ngày trẻ đều được tiếp xúc với bên ngoài. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu búp bê nổi tiếng, bố mẹ hãy chọn loại búp bê nào mà trẻ yêu thích nhất để trẻ được thoải mái và vui vẻ khi chơi với chúng. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần lưu ý rằng, búp bê được tạo thành từ rất nhiều bộ phận nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, chính vì vậy, cần phải đảm bảo rằng trẻ đủ trưởng thành để chơi và những đồ chơi đó có kích thước đồ vật to hơn miệng của trẻ.
  • Bộ đồ chơi xếp hình giúp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề: Ngày càng có nhiều loại đồ chơi xếp hình đa dạng và được đổi mới hơn với chất lượng cũng như thiết kế ngày càng hoàn hảo. Nhiều nhà cung cấp tung ra thị trường nhiều phiên bản khác nhau để phục vụ chu đáo nhất nhu cầu của từng gia đình và độ tuổi. Chính vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại xếp hình phù hợp nhất đối với con trẻ. Đồ chơi này giúp trẻ phát triển tư duy, cải thiện khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề và bắt đầu hình thành định nghĩa “thứ tự”. Dù là loại xếp hình toán học, hình vẽ mẫu hay ghép các hình ảnh của gia đình thì cũng đều giúp trẻ phát triển một cách khoa học nhất.
  • Bộ đồ chơi xếp khối xây dựng: Các khối gỗ cung cấp cho trẻ rất nhiều lợi ích trong việc phát triển trí tuệ, cảm xúc và cả thể chất. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn sử dụng các khối gỗ để chơi trò đóng vai, tuy nhiên lúc này trẻ đã tập trung hơn vào việc xây dựng và thiết kế các khối gỗ này thành những hình dáng nhà hay đồ vật cụ thể. Bố mẹ có thể lựa chọn mua cho trẻ bộ đồ chơi có thiết kế tự do hoặc cũng có thể là bộ đồ chơi có thiết kế rập khuôn, cả 2 loại này đều có những ưu điểm riêng. Những khối gỗ xây dựng sẽ giúp trẻ phát triển được tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.
  • Đồ chơi khoa học: Những loại đồ chơi khoa học sẽ giúp trẻ có cơ hội để khám phá thế giới xung quanh vì giai đoạn 5 tuổi – 8 tuổi là độ tuổi trí tò mò của trẻ tăng cao. Các bộ đồ chơi này hấp dẫn bởi tính tương tác cao giúp khuyến khích trẻ làm điều mà trẻ mong muốn.
  • Bảng đen và bảng trắng: Đây là loại đồ chơi linh hoạt nhất trong tất cả những loại đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này. Nó không chỉ tạo ra không gian tuyệt vời để trẻ phát triển trí tưởng tượng (nghĩ và vẽ) mà còn đóng vai trò là một đồ chơi thích thú cho trẻ. Đây là loại đồ chơi giúp trẻ vừa học vừa chơi rất hiệu quả.
  • Đồ thủ công: Khi trẻ ngày một lớn, những đồ chơi thủ công rất hấp dẫn đối với trẻ. Bố mẹ có thể thưởng thức sự sáng tạo của trẻ bằng việc mua tặng trẻ một bộ đồ thủ công và cùng tham gia với trẻ trong việc hoàn thành chúng, như vẽ hoặc tô màu chung với trẻ, cắt dán hình ảnh,…Ở độ tuổi này, điều quan trọng nhất đối với một đứa trẻ là được tạo ra bất cứ thứ gì nảy ra trong đầu trẻ. Chính do vậy, bố mẹ không nên giới thiệu cho trẻ quá nhiều mẫu có sẵn vì chúng sẽ hạn chế sự sáng tạo của trẻ.
  • Bộ đồ chơi bóng: Đối với những trẻ đang ở độ tuổi tới trường, chúng đã có kĩ năng vận động khá tốt và đang dần phát triển khả năng phối hợp mắt, tay và chân. Chúng có một cảm giác rất tốt về không gian và khoảng cách, vì vậy, bố mẹ có thể phát triển chúng hơn nữa bằng cách cho tay chân và mắt của trẻ luyện tập với những trái bóng, vợt và khung vành (bóng rổ). Tương tự như hầu hết mọi điều trong cuộc sống, trẻ được tiếp xúc với xung quanh càng nhiều thì trẻ sẽ càng nhuần nhuyễn hơn trong việc thực hiện chúng về sau.
  • Nhạc cụ: Khi trẻ thể hiện, dù chỉ là 1 chút thôi, sự thích thú đối với các nhạc cụ, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với chính loại nhạc cụ đó. Ở độ tuổi này, bố mẹ không nhất thiết phải chọn những loại nhạc cụ đồ chơi nữa mà có thể chọn mua những loại nhạc cụ thật nhưng với kích thước nhỏ hơn, và đừng quên căn dặn trẻ giữ gìn chúng. Bố mẹ cũng không cần đưa ra quá nhiều sự chỉ bày, mà cứ để trẻ tiếp xúc với nhạc cụ và phát triển tình yêu đối với âm nhạc theo cách tự nhiên nhất có thể
  • Xe đạp: Một chiếc xe 2 bánh là cần thiết cho một  đứa trẻ 5 tuổi đã khá trưởng thành. Bố mẹ vẫn rất cần kiểm tra xem trẻ đã sẵn sàng hay chưa và chiếc xe đạp có được lắp ráp một cách chắc chắn hay không. Khi chọn mua xe cho trẻ từ 5 tuổi - 8 tuổi, bố mẹ thực sự không nên để xảy ra bất kì sai sót nào. Trẻ cần được hướng dẫn cẩn thận bởi bố mẹ, hoặc cũng có thể là từ nhân viên giáo dục của cửa hàng đồ chơi bố mẹ mua. Đồ chơi là công cụ giúp trẻ vui vẻ, chính vì vậy khi thấy con trẻ được vui chơi hứng khởi với chiếc xe đạp, các bậc phụ huynh sẽ nhận ra  được rằng mình đang làm đúng hướng để hỗ trợ cho sự phát triển của con mình.
Xem thêm mẹo về cách chọn đồ chơi an toàn cho trẻ

    Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


    Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 – 8 tuổi

    Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 – 8 tuổi

    Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 – 8 tuổi

    Từ khóa: đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 5 – 8 tuổi – do choi phu hop cho tre tu 5 – 8 tuoi - đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi - 7 tuổi - do cho phu hop cho tre tu 6 tuoi - 7 tuoi 


    (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

    Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

    Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 – 5 tuổi

    Hiểu những đặc điểm của trẻ để chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 – 5 tuổi

    Những trẻ từ 3 tuổi – 5 tuổi vẫn còn nhiều đăc điểm tương tự giống trẻ giai đoạn từ 1 tuổi - 3 tuổi bởi vì lúc này quá trình phát triển của trẻ diễn ra chậm và đều đặn hơn qua từng năm. Và điều đó cũng có nghĩa rằng những đồ chơi được trẻ yêu thích trước kia thì tới hiện tại vẫn là những đồ chơi trẻ tiếp xúc nhiều nhất. Tuy nhiên thì hệ thần kinh và các cơ của trẻ lúc này phát triển vững vàng hơn trước rất nhiều, chính vì vậy cho nên lúc này trẻ đã có 1 sự thay đổi nhất định, cả về hình dáng, sở thích lẫn tính cách của mình. Nên có vài đồ chơi không còn phù hợp nữa mà cần được thay thế bằng những loại đồ chơi khác, có độ khó cao hơn.


    Những đồ chơi nào là đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 - 5 tuổi ?

    Dưới đây là những loại đồ chơi được cho là được những trẻ ở giai đoạn này quan tâm nhất, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ:
    • Bột nặng: Bột nặng là một trong những đồ chơi phổ biến đối với trẻ em trên cả nước. Những loại bột nặng mềm, nhiều màu sắc và có thể tái sử dụng trở thành món đồ chơi hấp dẫn và phù hợp cho những trẻ đang ở độ tuổi mẫu giáo. Để có thể bắt đầu chơi, trẻ chỉ cần cầm 1 mẫu bột nặn lên nắn, bóp, cuộn lại và đè dẹp chúng cho mềm và sau đó tự tay trẻ có thể tạo thành những hình dạng đồ vật hay con vật mà trẻ tưởng tượng. Trong lúc chơi, trẻ sẽ có thể tự hỏi rằng mình phải làm sao đối với những miếng bột dính vào nhau và phải nặn như thế nào mới ra được hình dáng vừa ý? Tất cả những câu hỏi này của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển được khả năng tự giải quyết vấn đề và hướng giải quyết sẽ xuất hiện trong đầu bé ngày một nhanh hơn. Bên cạnh việc hỗ trợ kĩ năng vận động, giải quyết vấn đề và giúp trẻ sáng tạo tuyệt đối thì bột nặng còn có thể là đồ vật đồng hành với trẻ trong việc bắt chước và chơi trò đóng vai. Ở độ tuổi này, trẻ có thể bắt nặn bột thành bánh và bắt chước “nướng bánh” giống như bố mẹ chúng từng làm với độ chính xác gần như hoàn hảo. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ những dụng cụ hỗ trợ như khay bánh, chân lăn và bếp lò đồ chơi,…
    • Đồ chơi xếp khối xây dựng và các phụ kiện đi kèm: Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, trẻ sẽ tự xếp các khối gỗ thành nhiều tòa tháp cao, và khi trẻ ngày một lớn, tháp trẻ xếp được sẽ ngày càng cao. Tuy nhiên, khi trẻ được 4 tuổi, trẻ không chỉ đơn giản là xếp chồng chúng lên nhau nữa mà sẽ tự tạo ra những hoạt động thú vị hơn. Trẻ sẽ có thể xếp các khối đó thành những tòa nhà, cây cầu, bãi cỏ, đường xá,…với nhiều màu sắc rực rỡ mà trẻ có thể tự chơi một mình hàng giờ.
    • Bút màu, màu nước và các vật liệu cắt dán: Bố mẹ chắc ngày nào cũng mệt mỏi với sự hỗn độn do trẻ bày bừa mỗi ngày, đặc biệt, độ tuổi mẫu giáo và độ tuổi hết sức sáng tạo. Chính vì vậy cho nên bố mẹ cần giới hạn không gian sáng tạo của trẻ lại trong 1 khu vựa nhất định để giảm bớt được thời gian dọn dẹp mà vẫn đảm bảo trẻ được vui chơi. Trẻ sẽ tự chơi rất vui vẻ với những vật liệu vô cùng đơn giản như bút chì màu, giấy trắng khổ lớn, bảng đen và phấn an toàn, một cái kéo nhỏ, vài tờ giấy màu và một hũ keo (hồ). Lợi ích của những trò chơi như thế này đem lại là rất lớn và bố mẹ cũng không cần phải giám sát trẻ cả ngày để đảm bảo trẻ không bôi bẩn lên tường nhà hay tủ lạnh nữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kiểu đồ chơi phù hợp với nhóm tuổi này, lại có loại còn có thể giặt tẩy được. Chính vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng về sự lộn xộn mà con trẻ mang lại nữa.
    • Nhạc cụ đồ chơi: Khi bố mẹ mua tặng trẻ một loại nhạc cụ nào đó, trẻ sẽ thể hiện sự hứng thú của mình bằng cách chơi rất điệu nghệ những món quà như thế. Chúng sẽ gõ gõ từng phím đàn hay dây đàn và âm thanh hoặc thậm chí là cả 1 bài nhạc được phát lên. Bố mẹ có thể mở kèm theo nhạc phát ra từ 1 cuốn băng hay đĩa mà trẻ yêu thích để trẻ cũng hứng khởi bấm đàn theo. Lúc này trẻ không có hiểu và cảm thấy “ngại”, chính vì vậy, tất cả tố chất của trẻ đều được bộc lộ ra ngoài. Những loại nhạc cụ phù hợp với độ tuổi này là: xylophones, trống gõ và dụng cụ gõ nhịp,…
    • Bộ ghép hình bằng gỗ: Đồ chơi ghép hình là một trong những loại đồ chơi tuyệt vời giúp cải thiện khả năng tập trung và sự tỉnh táo cho trẻ. Những dạng xếp hình với số lượng khoảng 9 miếng là bộ xếp hình phù hợp với độ tuổi này. Và bố mẹ có thể mua bộ xếp hình có đi kèm với khay đựng hoặc không có khay, tùy vào sở thích của mỗi gia đình. Khi trẻ đã thành thạo đối với những miếng ghép lớn và số lượng ít, bố mẹ có thể tăng dần số lượng miếng ghép lên với kích thước thì nhỏ dần đi.
    • Xe 3 bánh và xe đẩy: Khi trẻ được 3tuổi, 4 tuổi, trẻ lúc này cần một không gian rộng lớn hơn, không chỉ suốt ngày ở trong nhà xem tivi. Chính vì vậy, đây là lúc thích hợp để mua cho trẻ một chiếc xe đạp 3 bánh và xe đẩy. Trẻ có thể thỏa thích vui chơi bên ngoài và thể chất của trẻ cũng ngày càng phát triển tốt hơn khi chơi những trò chơi vận động như thế này. Những loại đồ chơi này còn đẩy giới hạn của trẻ lên cao, trẻ dần đối mặt với những khái niệm như tốc độ, nguy hiểm và rủi ro. Chính do vậy, bố mẹ cũng nên quan sát trẻ chặt chẽ một tí ở giai đoạn mới cho trẻ làm quen với xe.
    • Sách và các thiết bị kể chuyện: Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có trí tưởng tượng rất phong phú và từ những câu chuyện trẻ được nghe, trẻ có thể tự tạo ra cho mình một câu chuyện khác với những nhân vật quen thuộc. Những quyển sách có hình ảnh và chữ cái rõ ràng có thể giúp cho trẻ dễ hiểu hơn nội dung của quyển sách, từ đó mới có thể yêu thích chúng. Hiện nay có nhiều thiết bị kể chuyện có thể giúp bố mẹ kể truyện cho trẻ nghe vào những đêm bố mẹ bận bịu với công việc. Nghe chuyện trước khi đi ngủ không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và mơ đẹp mà còn giúp phát triển bộ não của trẻ. 
    Xem thêm mẹo về cách chọn đồ chơi an toàn cho trẻ

      Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


      Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


      Đồ chơi phù hợ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


      Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 - 5 tuổi

      Từ khóa: Đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 3 – 5 tuổi – do choi phu hop cho tre tu 3 – 5 tuoi - đồ chơi phù hợp cho trẻ 4 tuổi - do choi phu hop cho tre 4 tuoi


      (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)