Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi


Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi


Tròn 3 tuổi, mối quan tâm của trẻ bây giờ không còn là các động tác đi đứng chạy nhảy nữa vì hầu hết chúng đã được hoàn thiện và phát triển động tác vận động khá nhuần nhuyễn. Các chuyển động của trẻ lúc này đã nhanh nhẹn hơn, cả việc đi tới hay lùi lại, đi lên xuống cầu thang cũng đã trở thành chuyện thường nhật đối với trẻ. Đặc biệt là khi đi, lưng trẻ đã thẳng, vai ngã ra sau hơn và bụng thì săn chắc hơn. Trẻ giữ thăng bằng tốt hơn nhờ vào việc dồn trọng lực cơ thể phân phối đều lên gót chân và các ngón chân, điều này giúp trẻ thực hiện những động tác bước đi dài hơn và nhanh hơn. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể đi xe đạp 3 bánh hoặc 4 bánh rồi.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi đối với từng bộ phận


  • Tuy nhiên, không phải tất cả mọi việc đều dễ dàng. Trong lúc thực hiện động tác ngồi xổm hoặc đột ngột cúi xuống nhặt một quả bóng, trẻ vẫn cần nỗ lực rất nhiều khi muốn ngồi trên các ngón chân hay đôi khi nghịch ngợm trẻ lại muốn đứng bằng 1 chân. Xét về sự phát triển các động tác vận động ở tay, nếu trẻ dang rộng tay và hướng về phía trước, trẻ có thể dễ dàng bắt 1 quả bóng mà bố mẹ ném nhẹ tới cũng như trẻ có thể tự ném đi một quả bóng về hướng bố mẹ khá dễ dàng
  • Tuy rằng thỉnh thoảng trẻ 3 tuổi vẫn cư xử như lúc mình 2 tuổi vậy, nhưng các trò chơi về xếp hình hoặc đồ chơi đòi hỏi sự sắp xếp sẽ thu hút trẻ ở độ tuổi này. Thay vì chạy không có mục đích như lúc trước hoặc bị cuốn theo những điều hấp dẫn xung quanh thì trẻ sẽ tự chơi với chiếc xe đạp 3 bánh của mình hoặc tập trung chơi những loại đồ chơi có trong khu vực vui chơi của trẻ. Trẻ lúc này đã bắt đầu muốn chơi cùng bạn bè rồi, và nếu có một bé khác chơi cùng trẻ, trẻ sẽ vô cùng thích thú và yêu quý.
  • 3 tuổi là độ tuổi năng động và hiếu kỳ nhất. Hầu như trẻ vận động liên tục cả ngày, điều này là bởi vì trẻ đang cố gắng sử dụng động tác vận động của cơ thể mình để truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc mà trẻ chưa đủ khả năng để diễn đạt bằng ngôn ngữ. Sự vận động của cơ thể giúp bố mẹ hiểu hơn những khái niệm hay từ ngữ nào là mới mẻ đối với trẻ.
  • Ví dụ, khi bố mẹ nói “máy bay” trẻ sẽ dang rộng tay và “bay lượn” khắp phòng. Có lẽ đây là giai đoạn mà bố mẹ chăm sóc trẻ vất vả nhất, nhưng đây là một phần rất cần thiết trong quá trình phát triển các động tác vận động cho trẻ theo cách tốt nhất nên rất quan trọng đối với trẻ.
  • Hơn nữa, bởi vì cần có sự giám sát, phán đoán và phối hợp của bố mẹ để giữ cho trẻ được an toàn trong lúc vui chơi, chính vì vậy, sự quan tâm của bố mẹ là rất cần thiết trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá quan trọng vấn đề trẻ vấp ngã hay té vì những vết trầy trụa và thâm tím là không thể tránh khỏi hay thậm chí là cần thiết để giúp trẻ khám phá hết giới hạn của bản thân trong việc phát triển các động tác vận động.
  • Như một quy luật chung, thông thường thì bố mẹ có thể để trẻ một mình trong phòng và tự chơi. Trẻ sẽ tự quyết định cách chơi, tốc độ chơi và cố gắng hết sức hoàn thành trò chơi theo cách riêng của mình. Nhiệm vụ của bố mẹ là quan sát và kiểm soát các loại đồ chơi có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ chơi chung với các bé khác, hoặc chơi các thiết bị, máy móc có cạnh nhọn, hay đạp xe với tốc độ quá nhanh,…
  • Các bé khác có thể đòi hỏi hoặc cám dỗ trẻ của bố mẹ chơi những đồ chơi nguy hiểm như thế, vì vậy bố mẹ vẫn cần giám sát trẻ cẩn thận. Vì trẻ còn quá nhỏ để hiểu rõ được mối nguy hiểm đằng sau những việc mà trẻ làm.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi

Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ 3 tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre 3 tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)



Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi


Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 – 2 tuổi


Ở độ tuổi này, trẻ thường hoạt động liên tục, từ các động tác đi đứng đến việc vận động chạy nhảy, leo trèo. Khả năng tập trung của bé lúc này cũng còn rất kém. Bé năng động và tò mò về rất nhiều thứ xung quanh nên bé sẽ không tập trung cố định vào một sự vật hay sự việc nào cụ thể quá lâu. Bố mẹ cố hướng trẻ chú ý đến một thứ nào đó, trong vòng vài giây, trẻ có thể quay ngoắc đi chỗ khác để tìm kiếm đồ chơi thú vị hơn. Sức hút của những món đồ chơi mới và lạ sẽ khiến cho trẻ “cả thèm chóng chán” không chỉ trong giai đoạn này mà thậm chí còn kéo dài đến tận lúc trẻ tròn 3 tuổi. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn nữa, vì điều này giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển các động tác phối hợp của trẻ sau này.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi đối với từng bộ phận

  • Trong những tháng tiếp theo, khả năng phát triển động tác chạy nhảy của trẻ sẽ trở nên nhuần nhuyễn và khả năng phối hợp các động tác vận động ở tay và chân cũng thuần thục hơn rất nhiều. Trẻ sẽ học được cách giơ chân lên và đá một quả bóng là như thế nào, biết được cảm giác đi bộ lên xuống cầu thang là ra sao. Và dần dần, qua từng ngày trẻ sẽ tự tin hơn vào mỗi bước đi của mình, thậm chí nhiều trẻ đã có thể tự ngồi vào bàn ăn của trẻ mà không cần bố mẹ giúp. Và chỉ với một sự hỗ trợ nhỏ từ bố mẹ, trẻ sẽ có thể tập động tác đứng trên 1 chân, đây lại có thể là một trải nghiệm thú vị mới dành cho trẻ.
  • Lúc trẻ tròn 1 tuổi, bố mẹ quan sát kỹ có thể thấy được sự uyển chuyển trong dáng đi của trẻ đã thay thế cho vẻ cứng nhắc trước kia. Và việc bước từng bước một thật cẩn thận cũng đã biến mất, thay vào đó là một vóc dáng “người lớn” hơn, động tác cử động các ngón chân linh hoạt hơn. Tất cả điều này chứng tỏ được rằng, chỉ trong một thời gian rất ngắn trẻ đã thành thạo rất tốt trong quá trình phát triển các động tác vận động của mình, trẻ còn có thể đi giật lùi và quay người lại vào giai đoạn này. Ngoài việc di chuyển, thì trẻ còn dần hoàn thiện các động tác cử động bàn tay, bàn chân, cơ miệng qua cách cầm nắm đồ vật và thường xuyên trò chuyện với mọi người xung quanh.
  • Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng về việc phải tìm ra các hoạt động giúp trẻ phát triển động tác vận động của mình vì trẻ có thể tự làm điều đó. Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách tham gia chơi cùng trẻ như cõng trẻ chạy trốn, vật nhau với trẻ trên thảm hay chơi trò đuổi bắt,…
  • Nếu có thể, bố mẹ nên tạo nên một thói quen cho trẻ, cứ đúng giờ đó cho trẻ được ra ngoài chạy nhảy, vui chơi và khám phá. Điều này không chỉ tạo nên một thói quen tốt cho trẻ mà còn giúp bố mẹ “bảo vệ” được nhiều đồ vật trong nhà, hơn nữa, cũng cho bố mẹ một khoảng thời gian để thư giãn. Cho trẻ ra ngoài còn an toàn hơn là để trẻ trong nhà chạy nhảy và va đập trúng tường nhà hay đồ nội thất. Khi cho trẻ chơi ngoài trời, bố mẹ cũng cần lưu ý chỉ cho trẻ chơi những đồ vật an toàn và phù hợp tại công viên. Thêm vào đó, bố mẹ cần lưu ý rằng mặc dù trẻ lúc này đã có thể kiểm soát được hầu hết các kỹ năng vận động, nhưng vẫn còn khá yếu ớt và cần sự quan tâm, giám sát của bố mẹ để giữ trẻ được an toàn. Vì vậy, khi cho trẻ ra ngoài chơi, bố mẹ đừng bao giờ để trẻ một mình, việc cảnh giác những mối nguy hiểm có thể giúp trẻ phòng tránh được những chấn thương không đáng có.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi

Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 2 tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 - 2tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)





Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi.


Tròn 8 tháng tuổi, động tác ngồi của trẻ đã hoàn thiện mà không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ. Mặc dù trẻ cũng đã có thể thực hiện động tác lật một cách nhuần nhuyễn, nhưng trẻ vẫn gặp khó khăn với cánh tay của mình lúc lật qua. Khi các cơ bụng của trẻ cứng cáp hơn, trẻ sẽ có thể cúi gập người xuống để nhặt đồ chơi. Và về sau, trẻ sẽ có thể tìm được cách tự cúi xuống và ngẩng lên ngồi một cách vững chãi.
Vào giai đoạn này, nếu bố mẹ cho trẻ nằm dù là ở tư thế nào, trẻ cũng sẽ hoạt động liên tục. Nếu cho trẻ nằm sấp, trẻ sẽ ngóc đầu dậy và xoay cổ theo nhiều hướng để quan sát tất cả mọi việc đang diễn ra. Nếu cho trẻ nằm ngửa, trẻ sẽ cố cầm lấy 2 chân (hoặc bất cứ vật gì ở gần đó) và cho vào miệng. Nhưng trẻ sẽ không chịu ở một tư thế nằm ngửa trong 1 thời gian dài. Trẻ sẽ có thể làm theo ý muốn của mình và thực hiện động tác lật một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này có thể là một điều bố mẹ cần lưu ý khi thay tã cho trẻ, bởi vì những hành động của trẻ lúc này được thực hiện một cách đột ngột và đôi khi bố mẹ sẽ khó phản ứng kịp thời được. Chính vì vậy, ở tuổi này, thay vì mặc tã cho trẻ ở trên cao thì bố mẹ nên thay ở sàn nhà hoặc giường rộng và để trẻ nằm sâu bên trong. Và đặc biệt, ở độ tuổi này không nên để trẻ một mình trong thời gian quá lâu.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi đối với từng bộ phận


  • Tất cả các cử động của trẻ giúp tăng cường sức mạnh ở các cơ, phục vụ chủ yếu cho việc phát triển động tác bò của trẻ sau này. Động tác vận động này sẽ xuất hiện và được hoàn thiện từ 7 đến 10 tháng. Lúc này thì trẻ sẽ cần sử dụng nhiều đến tay và đầu gối. Và nếu như cơ tay phát triển hơn cả cơ chân, trẻ sẽ không chỉ có thể bò một cách dễ dàng mà còn có thể bò giật lùi ra phía sau. Trong thời gian tập luyện và thực hiện động tác bò, trẻ sẽ nhận ra 2 đầu gối sẽ là nơi để trẻ có thể tựa vào và đẩy người tới phía trước. Nhờ vậy, dần dần trẻ sẽ có thể tự bò tới mục tiêu mà trẻ hướng tới.
  • Một số trẻ em lại không bao giờ bò. Thay vào đó, trẻ thực hiện các động tác di chuyển khác như ghế ngồi tập đi hoặc chỉ trườn bằng bụng và tay. Bố mẹ không nên lo lắng về điều này, miễn là trẻ vẫn học được cách phối hợp các bộ phận trên cơ thể thì đều giúp ích cho trẻ rất nhiều trong vấn đề phát triển các động tác vận động. Điều quan trọng là trẻ có thể khám phá được thế giới xung quanh theo cách mà trẻ thích thú nhất, bên cạnh đó các động tác vận động còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe cũng như độ cứng cáp của cơ bắp. Tuy nhiên, nếu bố mẹ cảm thấy trẻ phát triển quá chậm so với quá trình bình thường thì bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đỡ lo lắng hơn.
  • Để khuyến khích trẻ phát triển động tác vận động bò, bố mẹ có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng những đồ chơi bắt mắt và đặt xa ngoài tầm với của trẻ. Khi trẻ muốn lấy chúng, trẻ sẽ cố gắng tìm cách với tới để lấy đồ chơi, điều này bắt buộc trẻ phải bò hoặc trườn. Lúc trẻ đã trở nên nhanh nhẹn hơn, bố mẹ có thể tạo thêm các rào cản cho trẻ như gối ôm, hộp, ghế sofa,…để trẻ xử lý bằng cách bò lên trên đồ vật đó hoặc bò né qua 1 bên. Bố mẹ cũng có thể tham gia chơi cùng với trẻ bằng cách giấu đồ chơi của trẻ đi lúc trẻ bò tới và bất ngờ cho nó xuất hiện, điều này sẽ mang lại nhiều tiếng cười vui vẻ cho cả trẻ và bố mẹ. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không để những đồ vật gây khó khăn cho trẻ khi không có sự giám sát của người lớn. Trẻ có thể bị té lúc bò lên 1 cái ghế hoặc bị kẹt nếu bò giữa những đồ vật mà bố mẹ thử thách trẻ. Điều này có thể đem đến cho trẻ cảm giác lo sợ, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Cầu thang có thể là một thử thách lớn đối với trẻ nhưng đây cũng có khả năng trở thành mối nguy hiểm đối với trẻ nếu bố mẹ không quan sát một cách cẩn thận. Mặc dù bé cần phải tìm hiểu làm thế nào để di chuyển lên xuống cầu thang, tuy nhiên bố mẹ không nên để trẻ thực hiện một mình trong giai đoạn này. Trẻ ở độ tuổi này sẽ rất tò mò, vì vậy khi không có sự giám sát của mình thì bố mẹ nên có thanh chắn ở dưới chân cầu thang để trẻ không tự ý trèo lên được.
  • Khi trẻ tròn 1 tuổi, tập cho trẻ bò lên xuống cầu thang đã trở nên hơi “lỗi thời” rồi, bố mẹ lúc này có thể tập dần các động tác đi cho trẻ trên một tấm thảm mềm. Thảm mềm có thể bảo vệ an toàn cho đầu gối và đầu của trẻ nếu trẻ có trượt ngã. Mặc dù động tác bò giúp trẻ khám phá thế giới 1 cách thoải mái nhất, tuy nhiên mục tiêu hướng tới hàng đầu vẫn là phát triển động tác đi cho trẻ. Trẻ cũng sẽ rất muốn đi thay vì bò, tuy rằng quá trình này trải qua khá nhiều khó khăn và thử thách. Bố mẹ nên tập cho trẻ thực hiện các động tác như vịn vào một đồ vật nào đó vững chãi trong nhà và tự kéo mình đứng dậy. Nếu trẻ khóc và muốn bố mẹ giúp, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ cách uốn cong đầu gối để ngồi xuống lúc không giữ được thăng bằng, tránh việc bị ngã. Dạy cho trẻ các kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho bố mẹ và giảm bớt sự vất vả lúc đêm khi trẻ vịn nôi để đứng lên và khóc vì không biết làm thế nào để ngồi xuống.
  • Sau khi trẻ cảm thấy việc thực hiện động tác đứng đã an toàn và vững vàng, trẻ sẽ bắt đầu thực hiện những động tác đi đầu tiên của mình. Ví dụ nếu như mà không có tay của bố mẹ để nắm lấy thì trẻ sẽ dựa vào các đồ vật trong gia đình để tập đi. Bố mẹ chỉ cần đảm bảo rằng, khi trẻ vận động đi bằng cách này, sẽ không có bất cứ vật sắc nhọn hay nguy hiểm nào cho trẻ trên các đồ vật nội thất cũng như không có chướng ngại gì trên sàn nhà.
  • Khi cân bằng của trẻ được cải thiện, thỉnh thoảng trẻ sẽ đứng dậy và bước đi từ 1 đến 2 bước. Lúc đầu tự đứng dậy, 2 chân của trẻ sẽ bị run và cứng, chỉ cần bước được 1 bước trẻ sẽ ngồi thụp xuống hoặc í ới muốn bố mẹ đỡ giúp. Tuy nhiên ngay sau đó, khi trẻ đã dần quen, trẻ sẽ có thể tự quản lý các động tác vận động ở chân của mình và tiến hành đi nhiều bước hơn. Kỳ diệu là hầu hết các trẻ đều có thể tự tin hẳn lên chỉ trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu tập đứng dậy 1 mình.
  • Mặc dù có lẽ bố mẹ sẽ rất vui khi thấy trẻ cố gắng như vậy, nhưng cũng không tránh khỏi việc bố mẹ thấy xót khi trẻ bị té hay bị ngã. Vì vậy, cung cấp cho trẻ một môi trường mềm mại sẽ giảm đến tối thiểu những vết bầm tím hay trầy xước do quá trình thực hiện các động tác vận động này gây nên. Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bố mẹ nên phối hợp cùng với sự hỗ trợ của mình các loại xe đẩy tập đi hoặc khung giữ tay cho trẻ lúc trẻ thực hiện động tác đi. Những đồ vật này không có bánh xe, nhưng có chỗ để xoay giúp trẻ dễ dàng đẩy đi và kéo lại.
  • Khi trẻ bắt đầu ra ngoài để phát triển các động tác vận động đi của mình ở một không gian thoáng đãng hơn, bố mẹ cần mang cho trẻ những loại giày dép vừa thoải mái, vừa có độ ma sát tốt, giúp trẻ không bị trợt lúc đi. Bố mẹ cần lưu ý, bàn chân của trẻ sẽ phát triển rất nhanh, và trong khoảng từ 2 – 3 tháng, đôi giày hay dép mà trẻ đang mang sẽ bị chật. Bố mẹ cần quan sát để tránh dép quá bó chân của bé làm bé khó chịu và lười tập đi.
  • Nhiều trẻ bắt đầu biết đi lúc vừa tròn 1 tuổi, tuy nhiên, sẽ là rất bình thường nếu như trẻ biết đi sớm hơn hoặc trễ hơn không quá lâu. Lúc đầu, trẻ sẽ có thể hơi run và lo lắng nên các động tác bước đi còn nhút nhát. Khi trẻ đã tự tin hơn, trẻ sẽ học được cách làm thế nào để dừng lại và đổi hướng đi. Không lâu sau, trẻ có thể ngồi xổm để lấy đồ chơi, sau đó từ từ đứng lên và bước đi tiếp tục. Khi các động tác vận động này được hoàn thành, các đồ chơi kéo đẩy bắt đầu hợp với bé và nếu bố mẹ cho trẻ chơi đồ chơi kéo đẩy, trẻ sẽ rất thích thú áp dụng bài học tập đi mà trẻ vừa mới thành thạo này cùng với chúng.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 8 – 12 thang tuoi - phát triển động tác vận động cho trẻ 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng tuổi - phat trien dong tac van dong cho tre 9 thang, 10 thang, 11 thang tuoi
 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)



Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi.

Trong 4 tháng đầu tiên, bé yêu của bố mẹ đã dần hình thành cơ bắp để hỗ trợ tốt hơn cho việc vận động. Trẻ lúc này cần di chuyển mắt và đầu nhiều hơn để có thể quan sát các sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ. Thách thức lớn nhất của trẻ lúc này chính là: ngồi được và ngồi vững. Tuy nhiên, để bước được tới dấu mốc quan trọng này, cơ thể của trẻ cũng bắt đầu phát triển từng chút một như các cơ ở lưng và cổ ngày càng cứng cáp và trẻ lúc này dần giữ được thăng bằng tốt hơn giữa bụng, đầu và cổ.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi đối với từng bộ phận


  • Đầu tiên, trẻ sẽ tập nâng đầu lên cao hơn, bố mẹ có thể hỗ trợ bằng cách cho trẻ nằm trên bụng của mình và cho trẻ tập ngồi hơi nghiêng để trẻ có một cái nhìn khác hơn về khung cảnh xung quanh. Sau đó, bố mẹ có thể chơi với trẻ bằng 1 cái lục lạc đưa qua đưa lại trước mặt trẻ, trẻ sẽ chú ý nhìn theo và cố nhướn về phía trước để chụp lấy đồ chơi. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để kiểm tra thính lực và thị lực cho trẻ.
  • Sau khi có thể ngẩng đầu lên rồi, trẻ bắt đầu tập tì sức vào 2 cánh tay để dựa và lưng bắt đầu cong hơn để ngồi được vững. Sự kết hợp của những điều này có thể giúp cho trẻ giữ được thăng bằng tốt hơn khi ngồi và duy trì được trạng thái này một cách ổn định lâu hơn. Đồng thời, trẻ sẽ học được cách đá chân và tập “bơi” cánh tay theo nhiều hướng khác nhau. Những khả năng này xuất hiện thường xuyên nhất vào lúc trẻ được 5 tháng tuổi, điều này mở đầu cho việc phát triển các động tác lật và bò của trẻ sau này. Vào cuối giai đoạn này, tức là vào lúc trẻ được khoảng 6 tháng hoặc 7 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể lật người qua theo cả 2 hướng, mặc dù trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển khác nhau nhưng hầu hết các trẻ đều đi theo quy luật này.
  • Sau khi trẻ đã đủ mạnh để tự nâng người lên, bố mẹ có thể giúp trẻ tập ngồi lên bằng cách ngồi phía sau đỡ lưng bé hoặc kê gối phía sau để bé tựa vào. Dần dần trẻ sẽ có thể tự giữ thăng bằng và biết ngã về phía trước nhiều hơn để cố lấy đồ vật trước mặt, điều này còn giúp ích cho cả việc kéo dài cánh tay cho trẻ. Bố mẹ nên lựa chọn cẩn thận các món đồ chơi để trước mặt của trẻ, nên chọn những món đồ chơi vừa phù hợp, vừa an toàn cho trẻ ở độ tuổi này, vì trẻ hay có thói quen cho đồ vật vào miệng. Việc trẻ tập trung vào việc lấy 1 món đồ chơi có thể giúp trẻ vững vàng và đạt được sự cân bằng của cơ thể tốt hơn, vì trẻ giữ tư thế trườn tới lấy đồ chơi rất lâu. Bố mẹ cũng đừng quá nôn nóng, sẽ phải mất một khoảng thời gian trước khi trẻ có thể thực sự điều khiển các động tác vận động của cơ thể và có thể ngồi mà không có sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Từ 6 tháng tới 8 tháng, trẻ đã có thể giữ cho lưng ngồi của mình theo hướng thẳng đứng rồi, lúc này trẻ đã có thể ngồi mà không tựa vào một bên cánh tay để giữ thăng bằng nữa.
  • Khi tròn 4 tháng tuổi, trẻ sẽ rất thích đưa các đồ vật vào miệng, trong những tháng tiếp theo, trẻ sẽ phối hợp các động tác vận động ở bàn tay và ngón tay nhiều hơn để chuyển động và quơ qua quơ lại. Tuy nhiên, các ngón tay của trẻ sẽ không được thả ra thẳng hoàn toàn trước khi trẻ tròn 9 tháng tuổi. Tuy nhiên thì từ 6 tháng tới 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia và thậm chí là lật ngược chúng lại để quan sát.
  • Khi quá trình phối hợp các động tác được hoàn thiện, trẻ sẽ nhận ra nhiều bộ phận trên cơ thể mà trước kia trẻ không hề biết tới. Khi nằm ngửa, trẻ có thể dùng tay nâng chân lên và cho được vào miệng. Sau khi được mặt tã, lúc ngồi trẻ sẽ có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng. Trẻ được nhìn thấy đầu gối, đùi của mình và còn khám phá ra nhiều điều thú vị khác nữa. Cũng giống như khi bố mẹ thực hiện động tác đặt trẻ đứng trên đôi chân mình, lần đầu tiên trẻ cảm nhận được áp lực trên các đầu ngón chân, cảm giác của thảm trên sàn. Và tiếp theo đó sẽ là phát triển các động tác vận động tập đứng, tập đi. Xem ra việc có thể ngồi vững được xem là một bước chuẩn bị quan trọng cho một chuỗi các thay đổi đáng nhớ trong cuộc đời của trẻ.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 4 – 7 thang tuoi – phát triển động tác vận động cho trẻ 5 tháng, 6 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre 5 thang, 6 thang tuoi


 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi


Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1- 3 tháng tuổi


Trong một hai tuần đầu tiên, những cử động của trẻ rất đơn giản, thường chỉ là những cái giật cằm hoặc rung rung bàn tay. Trẻ sẽ rất dễ giật mình khi bố mẹ đột ngột di chuyển trẻ tới chỗ khác hoặc phát ra tiếng động lớn. Bước vào cuối tháng đầu tiên, hệ thần kinh của trẻ lúc này đang dần hoàn thiện và quá trình kiểm soát sự chuyển động của cơ thể cũng trở nên dễ dàng hơn, chân và tay của trẻ lúc này cử động nhiều hơn và cử động đồng thời cùng nhau, khi đá chân, một chân bé đưa lên cao, còn chân kia hạ xuống thấp, giống như đang đạp xe. Khi bố mẹ đặt trẻ nằm lên bụng sẽ cảm nhận rõ ràng các động tác vận động còn khá yếu ớt của trẻ, bố mẹ sẽ có cảm giác trẻ đang cố gắng trườn về phía trước.
Xương và cơ ở cổ của trẻ lúc này cũng phát triển nhanh chóng, trẻ có thể kiểm soát nhiều hơn đầu và cổ của mình vào cuối tháng thứ 2. Khi đặt trẻ nằm trên bụng, trẻ chỉ có thể ngẩng đầu lên, xoay nhẹ từ bên này sang bên kia. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự giữ đầu của mình một cách khá cứng cáp rồi. Tuy vậy, lúc bế trẻ kiểu đứng, bố mẹ cần phải nâng đầu bé để giữ cổ và đầu bé được an toàn.
Bàn tay là bộ phận thu hút sự say mê bất tận của trẻ trong năm đầu tiên, và trẻ bắt đầu chú ý đến tay vào vài tuần đầu sau khi chào đời. Ngón tay của trẻ giai đoạn đầu hầu như không được xòe ra, vì hầu hết thời gian trẻ đều nắm chặt bàn tay của mình lại. Trong giai đoạn này, trẻ có thể uốn cong cánh tay để đưa tay vào miệng hoặc đưa vào trong tầm nhìn
Khi trẻ ở vào giai đoạn 1 tháng tới 1 tháng rưỡi, hầu hết các động tác vận động của trẻ chỉ xuất hiện khi có tác động từ các yếu tố bên ngoài. Ví dụ, trẻ chỉ giật mình khi đột ngột nghe một tiếng động lớn hay quay đầu lại ghi nghe ai đó nói to hoặc gọi tên trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các phản xạ sơ sinh thuận theo tự nhiên này sẽ bắt đầu mờ dần vào tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Lúc đó, những động tác vận động “trả lời” lại những yếu tố từ bên ngoài sẽ ít đi vì ý thức của trẻ ngày càng hoàn thiện, trẻ hoạt động có chủ đích và không dễ bị giật mình thường xuyên như trước nữa. Chuyển động của trẻ lúc đó sẽ có xu hướng tinh tế hơn, chủ động hơn và thể hiện sự trưởng thành hơn.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1- 3 tháng tuổi đối với từng bộ phận

  • Một trong những điểm quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này là tăng cường sự cứng cáp của xương cổ. Bố mẹ hãy thử thường xuyên đặt trẻ lên bụng và quan sát.Trẻ từ 1 đến 2 tháng sẽ cố gắng phát triển những động tác vận động ở cổ bằng cách ngẩng đầu lên để quan sát. Thậm chí dù chỉ thành công từ 1 đến 2 giây cũng khiến trẻ có cái nhìn khác hơn về thế giới. Đây là một trong những cách giúp trẻ tập luyện cổ và gáy thêm cứng cáp. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể giúp trẻ giữ vững được đầu và ngực vào tháng thứ 4. Đây là một bước tiến lớn, trẻ có thể tự do kiểm soát hầu hết các động tác vận động của mình theo ý muốn thay vì chỉ nằm một chỗ và nhìn chằm chằm vào  trần nhà hoặc một điểm nhất định trong phòng. Đối với bố mẹ thì đây cũng là một việc rất đáng được hoan nghênh bởi vì khi trẻ làm chủ được các động tác vận động, bố mẹ cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc và chỉ bảo trẻ (tuy nhiên thì vào những tháng đầu tiên này bố mẹ vẫn nên hỗ trợ cổ của trẻ bằng cách nâng đầu khi bế trẻ). Bố mẹ có thể tập cho cổ của trẻ bằng cách đi qua đi lại nhiều lần, buộc trẻ muốn theo dõi phải xoay cổ thường xuyên. Đây là một bài tập khá tốt cho việc phát triển các kỹ năng của trẻ.
  • Sau khi làm chủ được phần cổ thì bộ phận tiếp theo mà trẻ muốn kiểm soát đó là cơ bụng. Lúc bé được gần 12 tuần tuổi, nếu bạn đặt bé nằm sấp, khung chậu của bé sẽ nằm ép sát mặt giường và hai chân xoay hướng ra ngoài. Nếu trẻ muốn di chuyển hoặc trườn được thì ngoài cổ và đầu ra, cơ bụng của trẻ cũng phải thật chắc chắn. Vì vậy, sẽ phải mất một khoảng thời gian để trẻ có thể nằm trên bụng của bố mẹ và trườn được 1 đoạn. Càng về sau, khoảng trên 4 tháng tuổi, các động tác vận động của cổ và bụng sẽ dần hoàn thiện, trẻ lúc này có thể quay đầu theo bất kỳ hướng nào.
  • Chân của trẻ cũng sẽ trở nên cứng cáp và linh hoạt hơn, lúc đầu chân trẻ sẽ cong gập lại, nhưng khi bước vào tháng thứ 2, chân trẻ sẽ dần duỗi thẳng ra. Chân, bụng, tay và đầu khi đã phát triển đủ sẽ giúp trẻ phát triển được động tác lật. Vì bố mẹ không thể dự đoán chính xác khi nào thì trẻ biết lật nên cần đặc biệt chú ý khi thay tả cho trẻ trên bàn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác cao hơn sàn nhà. Khi trẻ được khoảng 3 tháng hoặc 4 tháng tuổi, trẻ có thể co giãn chân của mình theo ý thích. Bố mẹ có thể nhấc trẻ lên cho trẻ tập làm quen với việc tiếp xúc đôi chân với sàn nhà. Trẻ sẽ thuận theo đó nhún nhảy sẽ giúp đầu gối được hoạt động. Có thể bố mẹ hay lo lắng làm như vậy có thể ảnh hưởng tới đôi chân của trẻ, nhưng các bậc phụ huynh hãy yên tâm, việc làm này hết sức khỏe mạnh và an toàn.
  • Quá trình phát triển động tác vận động ở bàn tay và cánh tay của trẻ cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong thời gian 3 tháng này. Ban đầu 2 bàn tay của trẻ sẽ siết chặt lại và cuộn tròn tất cả các ngón tay vào bên trong. Nếu bố mẹ gỡ hết chúng ra thì sau 1 thời gian trẻ sẽ tự động nắm lại, trẻ sẽ thích đưa tay vào miệng hoặc nhìn chằm chằm vào chúng.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều thay đổi trong vòng từ 1 đến 2 tháng. Bàn tay của trẻ sẽ có lúc đột ngột giãn ra và cánh tay sẽ mở rộng ra. Được 3 tháng tuổi, tay bé đã xòe ra, sẵn sàng sờ vào bất kỳ vật gì để khám phá thế giới xung quanh. Khi đặt một đồ vật vào lòng bàn tay bé, bé đã có khả năng nắm chặt lại bằng cả bàn tay và đưa vật đó lên miệng của mình. Đặc biệt, trẻ sẽ không bao giờ biết chán trong việc ngắm nhìn các ngón tay và khám phá các động tác vận động của nó.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 – 3 thang tuoi


Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 – 3 thang tuoi




Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 – 3 thang tuoi - phát triển động tác vận động cho trẻ 2 tháng tuổi - phat trien dong tac van dong cho tre 2 thang tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Chọn quà tặng cho trẻ nhân ngày Tết Quốc tế thiếu nhi 1/6

Làm thế nào để chọn quà tặng phù hợp cho trẻ nhân ngày Tết Quốc tế thiếu nhi 1/6

Bố mẹ đang băn khoăn không biết nên chọn quà gì cho trẻ nhân dịp Tết Quốc tế thiếu nhi 1/6 sao cho vừa phù hợp với lứa tuổi vừa mang nhiều ý nghĩa cho trẻ ? Cũng bởi vì hiện nay trên thị trường có quá nhiều chủng loại đồ chơi khiến bố mẹ càng lúng túng hơn trong việc lựa chọn những món quà thú vị và giúp trẻ phát triển được nhiều kỹ năng. Những món đồ chơi nếu được chọn lựa phù hợp với từng độ tuổi, có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng cho trẻ, như phát triển trí tuệ, ngôn ngữ hay kỹ năng vận động,…Hơn nữa, sức khỏe và an toàn của trẻ luôn được đặt lên hàng đầu nên chắc hẳn bậc phụ huynh nào cũng muốn tìm được những món đồ chơi tương ứng với từng độ tuổi khác nhau để trẻ không thấy đồ chơi hoặc là quá sức, hoặc là quá nhàm chán đối với trẻ. Hiểu được những mối lo này của bố mẹ, những bài viết dưới đây có thể là những gợi ý bổ ích giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đồ chơi uy tín và an toàn cho trẻ trong dịp lễ Tết Quốc tế thiếu nhi đặc biệt này.

Hãy tìm thông tin độ tuổi liên quan, và khám phá những đặc điểm của trẻ, để chọn quà tặng cho trẻ theo từng độ tuổi này một cách khoa học nhất:




Chọn quà tặng cho trẻ nhân ngày Tết Quốc tế thiếu nhi 16

Chọn quà tặng cho trẻ nhân ngày Tết Quốc tế thiếu nhi 16


Từ khóa: Chọn quà tặng cho trẻ ngày Tết Quốc tế thiếu nhi 1/6 - chon qua tang cho tre ngay Tet Quoc te thieu nhi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi


Làm thế nào phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau?


Nhờ có ngôn ngữ, con người có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau. Chính vì vậy, việc quan tâm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hết sức cần thiết và quan trọng.  Nhiều thanh âm của trẻ vốn phụ thuộc vào sự phát triển của cơ và các kĩ năng vận động. Tuy nhiên, nhiều kĩ năng khác giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lại phụ thuộc vào cách tư duy của chúng. Điều này có nghĩa rằng các bậc phụ huynh có thể can thiệp và giúp cho quá trình phát triển cho trẻ được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu không được quan tâm một cách đầy đủ và hợp lý, sự bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ không được phát hiện. Những bất cẩn này có thể để lại những hậu quả mà không bậc phụ huynh nào mong muốn. Các thông tin hữu ích dưới đây có thể giúp cho bố mẹ đối chiếu một cách tương đối cũng như cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin cần thiết về sự phát triển ngôn ngữ của bé. Trong mỗi hướng dẫn, đều chứa đựng các thông tin khái quát về quá trình phát triển cơ bản của trẻ, có thể giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc đối chiếu quá trình phát triển của con mình. Liên quan đến các vấn đề điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến vấn đề trị liệu cho bé, bố mẹ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.


Hãy tìm thông tin độ tuổi liên quan, và khám phá những đặc điểm của trẻ, để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi này một cách khoa học nhất:

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi


Làm thế nào phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau?


Đã là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình có được sự phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn trí não. Việc đánh giá sự phát triển trí não của trẻ phức tạp hơn nhiều so với đánh giá sự phát triển thể chất. Mỗi trẻ lại có một quá trình phát triển trí tuệ của riêng mình, chính do vậy, nếu bố mẹ chủ quan và không dành thời gian quan tâm tới sự phát triển trí tuệ của con, đôi lúc sẽ có vài biểu hiện, tuy rất nhỏ, nhưng có thể là dấu hiệu cho những vấn đề về trí tuệ của trẻ sau này. Điều này đòi hỏi phải có một sự quan tâm cần thiết từ bố mẹ đến trẻ ngay từ khi trẻ còn là những thiên thần nhỏ tuổi. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường so với sự phát triển trí tuệ cơ bản của một đứa trẻ đồng trang lứa, bố mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có được những can thiệp kịp thời. Có cùng sự quan tâm với bố mẹ, những bài viết có nội dung ý nghĩa dưới đây có thể làm căn cứ so sánh về sự phát triển trí tuệ căn bản của trẻ theo từng giai đoạn và cột mốc khác nhau. Hi vọng đây có thể là những thông tin hữu ích, giúp cho các bé phát triển và khỏe mạnh theo cách mà bố mẹ mong đợi nhất. Tuy nhiên, liên quan đến các vấn đề điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến vấn đề trị liệu cho bé, các ba mẹ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.

Hãy tìm thông tin độ tuổi liên quan, và khám phá những đặc điểm của trẻ, để giúp phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi này một cách khoa học nhất:







Phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi

Phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi


Từ khóa: phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi - phat trien tri tue cho tre theo tung do tuoi


(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi


Hiểu những đặc điểm để lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi


     Khi trẻ tròn 5 tuổi, trẻ sẽ mong muốn được tham gia vào từng giai đoạn của mỗi sự việc xung quanh trẻ, từ việc tự chọn quả bóng mà trẻ thích cho đến việc chơi bắt và vờn quả bóng đó cùng bạn bè. Chính vì độ tuổi này khá năng động và hiếu kỳ nên có rất nhiều những món quà vừa phù hợp, gây thích thú cho trẻ vừa có thể giúp trẻ phát triển được nhiều kỹ năng. Tuy trẻ 5 tuổi vẫn dành phần lớn thời gian cho việc chơi nhưng trẻ đã bắt đầu ít tập trung vào việc sử dụng đồ chơi một cách đơn thuần mà thay vào đó là quan sát và lấy “thông tin” từ các đồ vật tiếp xúc với trẻ hằng ngày. Trẻ sẽ thích chơi với ngày càng nhiều chủng loại đồ chơi hơn và bắt đầu có nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Hầu hết trẻ em đều dành nhiều thời gian để xem TV, vì vậy chúng sẽ rất hứng thú với những loại đồ chơi mô phỏng lại những nhân vật hoạt hình mà chúng thường thấy trên màn ảnh, từ những chương trình hay những bộ phim mà trẻ thích. Hoặc cũng có thể là những món đồ chơi mà trẻ thấy ở nhà bạn trẻ thấy thích nhưng vẫn chưa có. Nhân một dịp trọng đại nào đó, ví dụ như sinh nhật của trẻ hay một ngày trẻ viết chữ được cô khen, bạn có thể dành tặng cho trẻ những món quà mà trẻ thích từ lâu nhưng chưa có dịp sở hữu

Làm thế nào để lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi ?


Những đề xuất mang tính tham khảo dưới đây có thể là những gợi ý hữu ích dành cho bạn:
  • Đồ chơi giúp phát triển khả năng tự học hỏi và suy luận: Việc học hỏi đến với những đứa trẻ 5 tuổi rất tự nhiên, chúng rất thích đặt câu hỏi và hay tò mò đối với nhữn sự vật sự việc mà đối với chúng là mới mẻ hoặc k giống bình thường. Những loại đồ chơi như bộ đồ chơi khoa học, bộ đồ chơi bác sĩ,…có thể phần nào giúp trẻ có những khái niệm tương đối về những đối tượng còn xa lạ đó. Trẻ ở tuổi này đã được tiếp xúc khá nhiều với việc đọc chữ và toán học. Vì vậy, những quyển sách bổ ích cũng có thể là một món quà ý nghĩa đối với trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn những đồ chơi mô hình điện tử, mô hình nhà bếp,…Đây cũng là những món đồ chơi giúp ích rất nhiều trong việc giúp trẻ học hỏi và nhớ thêm từ vựng.
  • Đồ chơi giúp phát triển động tác vận động: Ở độ tuổi này trẻ tràn đầy năng lượng và trẻ cần nhiều hoạt động ngoài trời để cân bằng cơ thể của trẻ. Nhờ vào nhiều hoạt động, trẻ sẽ nhận thức về cơ thể tốt hơn, phối hợp nhuần nhuyễn hơn các bộ phận của cơ thể và tăng sức khỏe cho trẻ. Những điều này giúp trẻ có thể chạy nhảy, lò cò 1 chân hay thậm chí là nhảy lộn người ngoài sân. Đây là thời điểm hoàn hảo để đầu tư thêm cho trẻ các loại đồ chơi vận động để giúp trẻ duy trì sự hứng khởi đối với thể thao. Những dụng cụ đồ chơi thể thao lúc này được xem là những món quà phù hợp, như một bộ bóng rổ tí hon, những trái bóng nhựa hay cầu trượt,…Dành cho các bé gái thì có thể lựa chọn vòng lắc hoặc dây nhảy. Hẳn là trẻ sẽ rất thích thú khi nhận được những món quà thú vị như vậy.
  • Đồ chơi giúp phát triển kỹ năng sắp xếp và xây dựng: Thời gian trước để có thể chồng được một khối cao từ những miếng gỗ đồ chơi đối với trẻ là khá khó khăn. Tuy nhiên, khi trẻ được 5 tuổi, trẻ đã có được một cái nhìn khái quát khi chơi xây dựng các khối gỗ. Khả năng lên kế hoạch trong đầu và làm theo hướng dẫn của trẻ đã hiệu quả hơn trước kia rất nhiều. Và điều này được thể hiện rõ trong cách mà chúng chơi với các khối gỗ. Dùng các khối gỗ chồng lên nhau đối với trẻ lúc này quá dễ dàng, thay vào đó, trẻ có thể xếp chúng thành nhà hoặc vườn thú, rồi chúng bỏ những con thú đồ chơi ngộ nghĩnh vào bên trong và chơi với chúng hàng giờ. Những loại đồ chơi này giúp cho tính khéo léo của trẻ ngày càng phát triển.
  • Đồ chơi giúp phát triển kỹ năng đọc và tìm tòi: Khi khả năng tập trung của trẻ ngày càng cao, trẻ có thể ngồi và chơi với các loại đồ chơi khó trong một khoảng thời gian dài hơn. Đọc sách là một trong những hoạt động cần thiết cho độ tuổi này, khi mà trẻ sắp bước chân đến trường khi đủ tuổi. Những quyển sách có thể giúp trẻ cảm thấy sẵn sàng hơn đối với những thay đổi sắp tới của trẻ. Vì vậy, nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn món quà nào cho trẻ thì một quyển sách có thể là sự lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, đồ chơi ghép hình lại có thể giúp trẻ phát triển được kỹ năng tìm tòi và học hỏi. Chúng còn giúp trẻ tăng được tính kiên nhẫn khi ngồi yên một chỗ trong một thời gian khá lâu để giải quyết một trò chơi.


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi
Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi

Lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi


Từ khóa: lựa chọn quà tặng phù hợp cho trẻ 5 tuổi – lua chon qua tang phu hop cho tre 5 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)