Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


     Những trẻ được 3 tuổi sẽ bắt đầu dành hầu hết thời gian cả ngày của mình để hỏi người lớn những câu hỏi mà chúng tò mò hay thắc mắc. Đặc biệt phổ biến nhất cho trẻ ở độ tuổi này chính là câu hỏi “tại sao?”. Ban đầu trẻ sẽ hỏi những câu hỏi rất dài và phức tạp, dần dần, khi trí tuệ của trẻ ngày một phát triển, những câu hỏi của trẻ trở nên ngắn gọn, dễ hiểu và đi vào trọng tâm hơn. Nhưng bố mẹ đừng cảm thấy mình cần trả lời câu hỏi đó của trẻ 1 cách đầy đủ, bởi vì lúc này trẻ sẽ không thể hiểu được rõ rang nhũng lý do phức tạp như thế, hơn nữa, trẻ không quá hứng thú đối với câu hỏi như bố mẹ tưởng. Nhiều khi trẻ hỏi như 1 thói quen và vì tò mò. Nếu như bố mẹ cố gắng trả lời câu hỏi đó một cách “nghiêm túc” và dài dòng, trẻ sẽ liếc nhìn ra một khoảng trống nào đó và chuyển hướng tập trung vào những việc gây hứng thú hơn, ví dụ như 1 chiếc xe đồ chơi chạy trong phòng hay những chiếc xe tải chạy ngoài đường và có đi ngang qua nhà của trẻ. Vì vậy, thay vào việc giải thích dài dòng, bố mẹ nên nói với trẻ những lý do tương tự như “Vì như thế là tốt cho con” hay “ Vì nhờ vậy mà con sẽ không bị đau”,…Điều này sẽ tác động tới trẻ hiệu quả hơn là những lời giải thích quá chi tiết.
     Những câu hỏi “tại sao” của trẻ là gây khó khăn cho bố mẹ nhất, vì một ngày trẻ có thể hỏi tới hàng trăm câu hỏi “tại sao”và bên cạnh đó, có khá nhiều câu hỏi không có câu trả lời, hoặc bố mẹ không biết câu trả lời để giải thích cho trẻ. Nếu những câu hỏi của trẻ thuộc dạng “Tại sao mặt trời lại chiếu sáng hả mẹ?” hay “Tại sao con chó không thể nói chuyện được với con?” thì tốt nhất bố mẹ nên trả lời là không biết và đề xuất với bé việc bố mẹ sẽ mua cho bé những quyển sách thiếu nhi có các thông tin về mặt trời hoặc chó con. Đặc biệt, bố mẹ luôn cần tỏ ra với trẻ rằng, những câu hỏi này của trẻ được đánh giá cao và được xem là một câu hỏi nghiêm túc, bởi vì khi bố mẹ làm như vậy, trẻ sẽ được mở rộng thêm sự hiểu biết, tăng tính tò mò thích tìm hiểu của trẻ và dạy cho trẻ biết rằng trước khi hỏi cũng cần phải suy nghĩ một cách cẩn thận.
     Khi một đứa trẻ 3 tuổi phải đối mặt với những thách thức của việc học hỏi một cách cụ thể, bố mẹ sẽ nhận ra được lý do trẻ chỉ thường chỉ quan tâm giải quyết đơn lẻ một vấn đề. Trẻ vẫn chưa thể xem xét một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và trẻ vẫn chưa thể giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh cùng 1 lúc. Ví dụ, nếu như bố mẹ lấy 2 cái ly cùng thể tích, một cái lùn nhưng rộng hơn, cái còn lại cao nhưng hẹp hơn, bố mẹ đổ cùng 1 lượng nước như nhau vào 2 ly, khi trẻ nhìn vào, trẻ sẽ cho rằng cái ly cao đựng nhiều nước hơn vì mực nước của nó cao hơn. Thậm chí dù cho bố mẹ có giải thích và cho trẻ theo dõi quá trình bố mẹ lấy cùng 1 lượng nước như nhau để đổ vào ly, thì trẻ vẫn sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình. The lý luận của trẻ ở độ tuổi này thì cái ly cao “to hơn” bơi vì lượng nước đựng trong đó cao hơn cái ly thấp. Cho tới khi trẻ được khoảng 7 tuổi thì lúc đó trẻ mới có thể hiểu được rằng lúc đó mình chỉ đánh giá vấn đề ở một khía cạnh về chiều cao, mà không xét đến chiều rộng, chính do vậy mới dẫn đến kết luận sai lầm.
     Lúc được khoảng 3 tuổi, định nghĩa về thời gian của trẻ ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này, trẻ đã có thể hiểu được thói quen và những việc hằng ngày mình phải làm, mặt khác cũng tò mò tìm hiểu những việc hằng ngày của người khác. Ví dụ như trẻ có thể háo hức chờ chú đưa thư tới nhà mỗi ngày nhưng lại cảm thấy khó hiểu khi rác chỉ được dọn 1 ngày trong tuần. Trẻ lúc này cũng có hiểu được có vài ngày đặc biệt trong tuần như sinh nhật hay ngày lễ, chúng thường diễn ra mỗi 1 lần trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, thậm chí khi trẻ có thể nói cho bạn biết chính xác hiện tại trẻ bao nhiêu tuổi thì lúc này trẻ vẫn chưa hiểu được ý nghĩa thực sự về độ dài của một năm.
     Bố mẹ nên tham khảo nhiều hơn với các bác sĩ chuyên khoa, nếu bác sĩ nói rằng trẻ có những dấu hiệu đáng lo ngại liên quan tới quá trình phát triển bình thường của trẻ thì bố mẹ nên phối hợp thực hiện các cuộc kiểm tra cần thiết để can thiệp kịp thời.
     Khi trẻ tròn 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu được tìm hiểu những khái niệm cơ bản. Những điều này sẽ còn được nhắc lại và dạy chi tiết hơn khi trẻ đến trường. Ví dụ, lúc này trẻ đã biết được một ngày sẽ được chia ra làm 3 buổi chính: sáng, trưa và chiều tối, bên cạnh đó còn hiểu được mỗi năm có các mùa khác nhau. Vào thời điểm trẻ được 5 tuổi và bắt đầu đi học mẫu giáo, trẻ sẽ nhận biết được vài ngày trong tuần và biết rằng một ngày thì được tính bằng giờ và phút. Trẻ lúc này còn được tiếp xúc với việc học đếm, học bảng chữ cái, kích thước (to, nhỏ,…) và tên của các loại hình học (vuông, tròn,…)


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


     Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cuốn sách tốt giúp minh họa cho những khái niệm này, nhưng bố mẹ cũng không cần quá vội vàng. Không có gì ép buộc trẻ phải học những điều này sớm cả, và đôi khi nếu trẻ cảm thấy việc học như vậy là áp lực thì về sau, lúc trẻ tới tuổi đi học, trẻ sẽ chán ngán và không có động lực phấn đấu.
     Phương pháp tốt nhất là cung cấp cho trẻ nhiều lựa chọn khác nhau để tiếp cận tới kiến thức và có cơ hội học hỏi. Ví dụ, đây cũng là độ tuổi hoàn hảo để bố mẹ dắt trẻ đi chơi sở thú nếu trước đó bố mẹ chưa dẫn trẻ đi bao giờ. Bên cạnh đó, nhiều bảo tàng cũng có các khu vực đặc biệt được thiết kế riêng cho trẻ em, nơi mà trẻ có thể chủ động thu thập kiến thức. Cùng lúc này, bố mẹ cũng có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện sở thích và tài năng. Nếu trẻ thích tranh ảnh và những đồ vật nghệ thuật, hãy thường xuyên dẫn trẻ đi bảo tàng nghệ thuật hoặc là các buổi triễn lãm hoặc cho trẻ tham gia các lớp học hội họa dành cho trẻ dưới độ tuổi tới trường. Còn nữa, nếu bố mẹ quen ai đó là họa sĩ, hãy dắt trẻ tới thăm thường xuyên để trẻ có thể tận mắt thấy được phòng triễn lãm trông như thế nào. Nếu trẻ thích máy móc và khủng long, bố mẹ hãy dắt trẻ tới những bảo tàng lịch sử tự nhiên, hỗ trợ trẻ học được cách xây dựng mẫu và cung cấp cho trẻ những dụng cụ đồ chơi cần thiết để trẻ được thoải mái sáng tạo nên những “máy móc” của riêng mình. Cho dù sở thích của trẻ có là gì, bố mẹ có thể sử dụng những quyển sách để giải đáp những thắc mắc của trẻ giúp trẻ mở rộng thêm hiểu biết. Sau những cố gắng của bố mẹ, ở độ tuổi này trẻ đã khám phá ra được sự hứng thú trong việc học và khi đã tới tuổi đến trường, trẻ sẽ không thấy chán ngán, cũng sẽ không cảm thấy mình không thích nghi kịp.
     Bố mẹ còn có thể phát hiện ra rằng, ngoài việc khám phá ra được những ý nghĩa thực tế, trẻ được 4 tuổi sẽ bắt đầu có những câu hỏi phổ biến hơn như nguồn gốc của thế giới, việc chết chóc hay các thành phần của mặt trời và bầu trời. Bây giờ, ví dụ như khi bố mẹ nghe thấy câu hỏi quen thuộc “tại sao bầu trời màu xanh vậy mẹ?” Cũng giống như nhiều bậc cha mẹ khác, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi như thế này, đặc biệt là phải giải thích đơn giản cho trẻ dễ hiểu. Khi đang gặp khó khăn với vấn đề này, bố mẹ không nên đưa ra câu trả lời ngay mà thay vào đó nên dựa vào kiến thức của những quyển sách đã mua để “đối phó” với trẻ. Chính vì quan trọng như vậy, bố mẹ nên tìm kiếm và lựa chọn sách phù hợp nhất với từng độ tuổi

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam




Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre tu 3 - 5 tuoi - đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 4 tuổi - do choi phat trien tri tue cho tre 4 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)


Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi


Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi


     Bố mẹ khi hồi tưởng lại giai đoạn lúc trẻ mới chập chững biết đi sẽ nhận thấy được rằng đó chính là giai đoạn hấp dẫn nhất đối với trẻ khi trẻ được khám phá thế giới xung quanh thông qua việc chạm vào, tìm kiếm, lắng nghe và sáng tạo mọi việc. Lúc này, trẻ đã được 2 tuổi và quá trình học hỏi của trẻ cũng trở nên hoàn thiện hơn vào giai đoạn này. Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và lúc này não trẻ bắt đầu tự hình thành các hình ảnh tương ứng với những đồ vật, hành động, khái niệm,…mà mọi người xung quanh hay nhắc đến. Trẻ còn có thể tự tìm ra câu trả lời cho nhiều thắc mắc của bản thân trong đầu mà không cần phải chạy đi hỏi bố mẹ. Trẻ thích tự mình trải qua và thử nghiệm thay vì sử dụng những đồ chơi nhàm chán và thực hiện những việc đã biết trước kết quả. Bước vào giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu hiểu được nhiều khái niệm và quy luật, ví dụ như trẻ hiểu được sau khi hoàn thành bữa ăn một cách ngoan ngoãn, trẻ sẽ được bố mẹ cho chơi đùa thỏa thích.
     Trẻ bắt đầu có định hình về mối quan hệ giữa các đối tượng tương quan tồn tại xung quanh. Ví dụ như lúc này, nếu bạn cho trẻ chơi đồ chơi thả hình khối, trẻ sẽ có thể thả đúng đồ vật vào lỗ có hình dạng phù hợp một cách dễ dàng, hay trẻ cũng có thể chơi trò xếp hình cơ bản nhanh hơn và chính xác hơn. Sự tò mò về nguyên nhân và kết quả của trẻ cũng tăng cao, trẻ sẽ quan tâm với đồ chơi nhiều hơn, tìm nhiều cách để chơi với chúng hơn để thấy được nhiều kết quả khác nhau.


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi


     Bố mẹ cũng có thể dễ dàng nhận thấy, các loại đồ chơi mà trẻ lựa chọn ngày phức tạp hơn. Đặc biệt đáng chú ý nhất là trẻ bắt đầu học cách liên kết, xâu chuỗi các sự việc lại với nhau để tự mình thấy được trình tự hợp lý nhất. Thay vì chơi ngẫu nhiên như đã từng chơi những món đồ chơi khác, đầu tiên trẻ đặt búp bê nằm xuống ngủ, sau đó lấy vải làm chăn để che chắn cho búp bê, tương tự như việc bố mẹ hay làm đối với trẻ. Hoặc trẻ cũng hay giả vờ cho búp bê ăn cơm, nhưng đã theo thứ tự lần lượt. Trong vài năm tới đây, trẻ sẽ bắt đầu chơi những loại đồ chơi đòi hỏi thời gian hơn, nhiều trình tự các bước phức tạp hơn, diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và dường như trở thành thói quen của trẻ từ lúc trẻ thức dậy cho tới khi trẻ đi ngủ.
     Nếu chúng ta tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn về giới hạn trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ có thêm một thông tin hữu ích rằng ở độ tuổi này, trẻ sẽ có cảm giác mọi việc diễn ra trên thế giới xung quanh trẻ đều là do những việc mà trẻ làm. Với niềm tin như thế, sẽ rất khó khăn để trẻ hiểu được những khái niệm trừu tượng như chết, ly dị hay bệnh tật  là không liên quan tới trẻ. Chính vì vậy, khi bố mẹ của trẻ ly thân hoặc có một thành viên trong gia đình bị ốm, trẻ sẽ thường cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm.
     Việc suy luận đối với một đứa trẻ 2 tuổi là điều rất khó, và thông thường thì trẻ luôn xem mọi việc diễn ra xung quanh đều rất đơn giản. Đôi khi trẻ còn nhầm lẫn giữa tưởng tượng và thực tế nếu trẻ không chủ động tạo ra và tham gia các trò chơi. Do vậy, trong giai đoạn này, bố mẹ cần phải quan tâm hơn tới lời nói của mình để không khiến trẻ hoang mang, ví dụ như nếu bố mẹ nói: “Nếu con còn tiếp tục ăn ngũ cốc, cái bụng của con sẽ nổ đó” – sẽ có thể khiến cho trẻ hoảng sợ và lo lắng bởi vì trẻ không biết được rằng bố mẹ đang nói đùa.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam





Từ khóa: phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi – phat trien tri tue cho tre 2 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)



Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi

Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi


        Khi bố mẹ quan sát trẻ chơi đùa, bố mẹ có quan sát thấy sự khó khăn của trẻ khi cố gắng tập trung vào việc mình đang làm? Mỗi trò chơi hay nhiệm vụ là một cách để trẻ học hỏi, thu thập nhiều dữ kiện, thông tin, chi tiết để có thể chơi hay xử lý theo cách của riêng trẻ. Đặc biệt, trẻ giai đoạn này đã có nhận thức về hiện thực và tưởng tượng nhờ vào các sự việc diễn ra xung quanh mỗi ngày, nên trẻ lúc này bắt đầu lựa chọn những loại đồ chơi có tính thách thức cao hơn, khó hơn và tự mình tìm ra cách giải quyết những khó khăn đó. Tuy nhiên, trẻ 1 tuổi cũng có giới hạn riêng, vì vậy, trẻ sẽ chỉ có hứng thú đối với những loại đồ chơi có tính thách thức vừa phải, nếu quá khó chúng sẽ nhanh nản lòng và vứt đồ chơi sang một bên. Trẻ lúc này đặc biệt chú ý và thích thú với những đồ vật máy móc, cơ khí như những mát cat-xet để ở trên cao, những cái nút bấm hay công tắc,…Tuy nhiên, đây là những loại đồ chơi không phù hợp với trẻ ở độ tuổi này và bố mẹ cũng không thể luôn luôn quan sát trẻ để xử lý những trường hợp những đồ vật nhỏ bị trẻ đưa vào miệng được, vì vậy, tốt nhất nên để chúng xa tầm với của trẻ và chỉ để trẻ chơi những loại đồ chơi nằm trong khả năng cho phép.


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi


         Bắt chước là một động thái điển hình và là 1 phần quan trọng trong quá trình học tập của trẻ ở độ tuổi này. Thay vì chỉ đơn giản là lấy những vật dụng trong nhà để tiêu khiển thì trẻ lại có xu hướng bắt chước bố mẹ, cũng lấy lượt giả vờ chải tóc, lẩm bẩm khi đưa điện thoại lên tai và dùng tay xoay xoay tay lái của chiếc xe trẻ được ngồi lên. Lúc đầu thường trẻ sẽ tham gia những trò chơi này một mình nhưng dần dần sẽ có thêm “thành viên” khác tham gia. Trẻ có thể chải tóc cho búp bê, bi bô đọc cho bố mẹ nghe, chơi trò giả vờ hay dí điện thoại đồ chơi của trẻ lên tai của bố mẹ. Bởi vì bắt chước là một phần quan trọng trong việc phát triển của trẻ, vì vậy hơn bao giờ hết, lúc này bố mẹ cần nhận thức rõ ràng rằng những hành vi của mình bây giờ có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ.
Vào giai đoạn trước khi được 2 tuổi, trẻ sẽ đặc biệt thích chơi trò trốn tìm và nhớ rất kỹ vị trí cũ của những đồ chơi đã từng bị giấu đi khỏi tầm nhìn của trẻ. Nếu bố mẹ giấu hoặc cất trái bóng trẻ đang chơi, một thời gian sau bố mẹ có thể quên vị trí đã cất nhưng nếu trẻ đã biết chỗ đó thì trẻ sẽ không quên.
         Sau khi đã nắm rõ được trò tìm kiếm, trẻ lúc này cũng sẽ dần hiểu biết nhiều hơn về cách mà bạn tách đồ chơi ra khỏi trẻ. Như vậy, khi mà không nhìn thấy đồ chơi, trẻ sẽ biết là chúng đang được giấu ở một nơi nào đó trong nhà, đặc biệt hơn, trẻ biết được bố mẹ sẽ lại xuất hiện dù cho cả ngày trẻ không nhìn thấy bố mẹ. Nếu như bố mẹ cho trẻ thấy được nơi mình tới để làm việc hoặc là tạp hóa mình tới để mua đồ thì chúng sẽ trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với trẻ. Điều này giúp bố mẹ tách trẻ khỏi mình một cách dễ dàng hơn.
         Ở độ tuổi mới biết đi này, trẻ bắt đầu hình thành tính cách riêng, trẻ muốn bố mẹ tham gia vào các trò chơi của mình. Thỉnh thoảng trẻ sẽ mang tới cho bố mẹ vài loại đồ chơi để bố mẹ giúp trẻ làm cho đồ chơi đó hoạt động. Lần khác nữa, trẻ sẽ tự tách mình ra và thử chơi một mình với chính đồ chơi đó. Thông thường, sau khi trẻ làm được điều gì đặc biệt, trẻ sẽ ngưng một chút để chờ đợi được bố mẹ vỗ tay tán thưởng. Bằng những cách này, bố mẹ có thể khuyến khích, cổ vũ trẻ tìm tòi và học hỏi.
        Bố mẹ phải biết khéo léo bù đắp vào những điều trẻ còn thiếu. Lúc này trẻ đã dần hiểu được cách cư xử và thái độ, ai thích, ai yêu thương bé, ai không muốn ẵm bồng bé,…Nhưng trẻ lúc này vẫn chưa hiểu được những điều đó có ảnh hưởng tới những thứ khác như thế nào và không có khái niệm gì về từ “hậu quả”. Do vậy, trẻ có thể hiểu được toa xe của mình đang lao xuống dốc nhưng sẽ không biết được chuyện gì sẽ xảy đến với toa xe đó cho tới khi chúng chạm đất. Trẻ có thể quen với việc bố mẹ ra khỏi phòng hay đóng cửa lại thật chặt, nhưng lại không hiểu được rằng bố mẹ làm như vậy là để tránh việc trong lúc chơi đùa trẻ có thể bị kẹp tay vào cửa. Và nếu trẻ có bị kẹp trong đó 1 lần thì bố mẹ cũng đừng hi vọng rằng trẻ sẽ có thể hiểu để rút kinh nghiệm lần sau, ở độ tuổi này, nhận thức và trí tuệ của trẻ vẫn còn bị giới hạn khá nhiều. Rất có thể trẻ thường không kết nối được nỗi đau của mình và nguyên nhân gây ra chúng nên một thời gian sau trẻ sẽ không còn nhớ điều đó nữa. Chỉ khi trẻ đã phát triển khá hoàn thiện về các nhận thức cơ bản thì trẻ mới có thể cảnh giác và biết cách giữ cho mình an toàn.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre 1 tuoi


(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 2 – 4 tuổi


Những loại đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 2 - 4 tuổi nói chung


Bố mẹ có thể thu hút sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ thông qua những đồ chơi phổ biến dưới đây:
  • Đồ chơi xếp hình: Đây là loại đồ chơi có thể giúp bé tập phối hợp giữa mắt và tay, từ đó phát triển các kỹ năng vận động của bé.
  • Các loại đồ chơi phát triển trí tưởng tượng: Không có gì thú vị hơn việc để trẻ tự mình loay hoay làm các món đồ ăn mà trẻ tưởng tượng trong không gian riêng của trẻ hoặc tự mình lắp ráp 1 toa xe và kéo đi quanh nhà.
  • Đồ chơi kéo đẩy: Đây là một loại đồ chơi cổ điển có thể giúp đôi chân trẻ vững vàng hơn và phát triển được các kỹ năng phối hợp.
  • Đồ chơi búp bê: Đây là một cách thú vị giúp trẻ học được cách cầm nắm, cài tháo nút và cách chơi đùa hợp lý.
  • Đồ chơi xếp khối xây dựng: Đây là loại đồ chơi giúp châm ngòi cho trí tưởng tượng của trẻ phát triển đồng thời với các kỹ năng vận động.
  • Đồ chơi âm nhạc: Nhạc cụ và các đồ chơi có giai điệu giúp khơi gợi tình yêu âm nhạc của trẻ.
  • Xe tập đi: Tuy lúc này trẻ đã đi vững nhưng trẻ vẫn còn rất thích sử dụng, điều này rất tốt tỏng việc phát triển vận động và các kỹ năng phối hợp của trẻ
  • Đồ thủ công: Bút chì màu, sơn, giá vẽ, keo hồ và nhiều đồ thủ công khác nữa sẽ truyền cảm hững cho niềm vui sáng tạo của trẻ.
  • Các loại sách: Trẻ em tìm hiểu về thế giới của chúng thông qua việc nhìn và đọc các hình ảnh trong những quyển sách.
  • Đồ chơi điện tử mang tính giáo dục: Đây là loại đồ chơi tương tác cao, chúng dạy cho trẻ hầu hết các loại kiến thức cơ bản từ các phân biệc màu sắc cho tới cách tập đếm.

Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ

Mẹo vặt dành cho bố mẹ khi chọn đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 2 – 4 tuổi


  • Bố mẹ đừng nên kỳ vọng quá nhiều bởi vì thật không hề dễ dàng để trẻ có thể hiểu được ý tưởng bố mẹ và điều mà bố mẹ mong muốn trẻ làm được. Chỉ để trình bày cho bé hiểu cách chới một loại đồ chơi cũng đã là một thách thức lớn rồi, từ khi trẻ của bố mẹ quá thông minh.
  • Bố mẹ nên chia sẻ khó khăn với trẻ, tránh nóng nảy và vứt đồ chơi của trẻ, đặc biệt là khi có người lạ đến nhà chơi.
  • Quá nhiều đồ chơi sẽ khiến trẻ xao nhãng, bố mẹ nên thay đổi đồ chơi luân phiên nhau cho trẻ.


Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



Từ khóa: Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 2 - 4 tuổi – Do choi tre em danh cho tre tu 2 – 4 tuoi - đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 3 tuổi - do choi tre em danh cho tre 3 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)



Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

Những loại đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi


  • Ô tô, xe lửa và các đồ chơi di chuyển được: Trẻ mới biết đi đặc biệt thích những đoàn tàu hỏa choo choo, hay những chiếc ô tô, xe tải,…
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Quả bóng: Đây là một trong những đồ chơi đơn giản nhưng đem lại rất nhiều niềm vui cho trẻ thông qua việc ném, bắt lại, đá,…
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi
  • Xe tập đi: Xe tập đi giúp bé luyện tập để có 1 đôi chân chắc chắn hơn cho việc đi vững chải sau này.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Đồ chơi sinh hoạt trên bàn: Để các đồ chơi lên mặt bàn như cát, nước, xe và vài loại khác để trẻ được vui chơi thoải mái.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Đồ chơi kéo đẩy: Đẩy về phía trước và kéo ngược lại phía sau là trò chơi hỗ trợ rất tốt cho trẻ đang tập đi
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Đồ chơi trong nhà: Lều, trại, hầm, thảm tập thể dục và nhiều trò khác nữa giúp làm tiêu hao bớt năng lượng dồi dào của trẻ.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Đồ chơi xếp khối xây dựng: Đây là công cụ giúp cho trẻ em tạo ra bất cứ điều gì mà trẻ tưởng tượng, từ máy bay cho đến những tòa nhà chọc trời.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Đồ chơi thể thao: Bố mẹ có thể tìm mua những dụng cụ đồ chơi thể thao mà cả bé và bố mẹ đều thích để cả 2 có thể cùng vui chơi.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi
  • Đồ chơi hộp cát tại bãi biển: Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị cho trẻ thùng, xẻng và 1 chiếc mũ chống nắng đủ rộng là trẻ đã có thể vui chơi thỏa thích tại bãi biển rồi.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi

  • Chơi ngoài trời: Bố mẹ nên cho phép trẻ tự do vui chơi ngoài trời để đốt bớt năng lượng của trẻ, chống bệnh béo phì.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi


Mẹo vặt dành cho bố mẹ khi chọn đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi


  • Trẻ em rất thích có không gian riêng dành cho mình. Khi bé và bố mẹ đang cùng ở trong nhà, bố mẹ có thể lấy những chiếc ghế để lại gần nhau và lấy tấm khăn phủ lên, chúng sẽ trở thành 1 “địa bàn” lý tưởng cho trẻ.
  • Bố mẹ không cần phải cúi người để giữ cho trẻ khi trẻ ngồi trên chiếc xe 3 bánh nữa. Hiện nay đã có các loại xe 3 bánh gắn tay đẩy dài giúp bố mẹ có thể dễ dàng hỗ trợ cho trẻ mà vẫn đảm bảo trẻ có thể tự đạp xe bằng chính đôi chân của mình.
  • Quá nhiều đồ chơi sẽ khiến trẻ nhanh chán. Nên thay đổi đồ chơi luân phiên nhau cho trẻ  

Tham khảo :



Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



Từ khóa: Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ từ 1 - 2 tuổi – Do choi tre em danh cho tre tu 1 – 2 tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ dưới 1 tuổi

Những loại đồ chơi trẻ em dành cho trẻ dưới 1 tuổi nói chung

  • Gương đồ chơi an toàn cho trẻ: Trẻ sẽ cảm thấy rất thú vị và hứng thú khi thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong gương.

  • Đồ chơi nhạc cụ có phát ra âm thanh: Giúp dỗ dành bé nín khóc và ru bé ngủ.

  • Đồ chơi làm bằng vải: Dễ cầm nắm, tạo cảm giác dễ chịu, khuyến khích trẻ dùng tay để khám phá.

  • Đồ chơi phát triển kỹ năng: Đây là một trong những cách thú vị nhất để giúp trẻ phát triển các kỹ năng như phối hợp, nhận biết và các kỹ năng quan trọng khác

  • Khu vận động hoặc thảm chơi cho bé: Đặt đồ chơi trong khu vực này để trẻ tự mình tiếp cận, sẽ giúp phát triển cơ bụng của trẻ rất tốt.

  • Miếng ngậm nướu: Làm giảm sự khó chịu của nướu lúc mọc răng, đây còn là 1 loại đồ chơi được yêu thích và rất dễ để trẻ cầm nắm.

  • Đồ chơi nhỏ gọn: những loại đồ chơi nhỏ bé quen thuộc với trẻ thường được trẻ đem theo bên mình, có thể dễ dàng cho vào xe đẩy hay cho vào túi xách tí hon của trẻ.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Thú nhồi bông: Những loại đồ chơi này giúp mang lại cho trẻ cảm giác an toàn.

  • Sách mềm: Dễ cầm nắm, có thể cho lên miệng cắn, nhai và khám phá.

  • Khu vui chơi dành riêng cho trẻ: Kích thích trẻ vận động, tập thể dục. Trẻ cũng có thể biến đó thành “khu vực” của riêng mình và xem bố mẹ là khách khi bước vào.

  • Bộ đồ chơi gia dụng trong nhà: ly, bát, tách bằng nhựa không vỡ hoặc cũng có thể là những đồ vật bằng gỗ nhiều màu sắc

Xem thêm những cột mốc đáng dấu sự phát triển của trẻ

Các loại đồ chơi trẻ em dành cho trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt dành cho trẻ từ 9 tháng – 12 tháng tuổi

  • Đồ chơi đẩy: Cung cấp cho trẻ dụng cụ hỗ trợ giúp trẻ mau biết đi.
Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Đồ chơi thả khối phân loại hình dạng: Lắp các khối nhiều hình dạng khác nhau vào lỗ phù hợp là một thách thức khá lý thú dành cho bé.

  • Đồ chơi xếp khối xây dựng: Trẻ có thể xếp chồng chúng lên nhau rồi xô ngã chúng.

  • Xô và xẻng đồ chơi: Làm đầy và đổ ra là một trong những trò chơi hấp dẫn độ tuổi này nhất.

Mẹo vặt dành cho bố mẹ

  • Khi bố mẹ đang chơi ú òa hay xếp khối với trẻ thì bố mẹ nên ngừng lại khi trẻ có vẻ chán, quấy khóc hay mệt mỏi. Đó là cách trẻ muốn nói với bố mẹ rằng trẻ muốn nghỉ ngơi.
  • Để giữ cho trẻ luôn cảm thấy mới mẻ và thú vị, loại đồ chơi nên thưởng xuyên thay đổi. Bố mẹ có thể cất giấu vài đồ chơi quen thuộc của trẻ khoảng từ 1 đến 2 tuần, sau đó lại đưa cho trẻ chơi và cất các đồ chơi khác đi. 

Tham khảo :


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam





Từ khóa: Đồ chơi trẻ em dành cho trẻ dưới 1 tuổi – Do choi tre em danh cho tre duoi 1 tuoi - đồ chơi trẻ em dành cho trẻ 6 tháng - do choi tre em danh cho tre 6 thang

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)


Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi khác nhau


Bởi vì mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách riêng của chúng hoàn toàn khác nhau nên chúng ta không thể dự đoán một cách chính xác cách thức và thời gian cụ thể trẻ phát triển, hoàn thiện toàn bộ các kĩ năng và cơ thể của mình. Tuy nhiên, đôi khi do việc không quan sát một cách kỹ lưỡng từng sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển của bé, bố mẹ có thể sẽ không can thiệp một cách kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển. Chính do vậy, bố mẹ nên nắm một cách cơ bản về các cột mốc phát triển của trẻ, tương ứng với từng giai đoạn phát triển. Các thông tin hữu ích dưới đây có thể giúp cho bố mẹ đối chiếu một cách tương đối cũng như cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin cần thiết về sự phát triển của con mình và cùng nhau chờ đợi một ngày trẻ lớn khôn, tránh hoang mang và lo lắng khi không biết con mình có phát triển quá chậm hay quá nhanh so với những bé cùng tuổi hay không. Trong mỗi hướng dẫn, đều chứa đựng các thông tin khái quát về những cột mốc phát triển của trẻ ở từng giai đoạn khác nhau, tuy nhiên các thông tin không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến các vấn đề điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến vấn đề trị liệu cho bé, các ba mẹ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng. 

Hãy tìm độ tuổi liên quan, và xem những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này:





 Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ

Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ


Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ

Từ khóa: Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ - nhung cot moc danh dau su phat trien cua tre