Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Chọn đồ chơi an toàn cho trẻ từ 0 – 6 tuổi

Tại sao bố mẹ nên chọn đồ chơi an toàn cho trẻ từ 0 – 6 tuổi ?

Đối với trẻ, đồ chơi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tuổi thơ của trẻ. Nhưng nếu không được lựa chọn một cách cẩn thận, những đồ chơi này lại trở nên rất nguy hiểm với trẻ. Theo Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ (CPSC) thì vào năm 2010 đã có hơn 250.000 sản phẩm đồ chơi có liên quan đến các chấn thương của trẻ em. Trong đó, có khoảng một phần ba là trẻ em dưới 5 tuổi. 

Làm thế nào để chọn đồ chơi an toàn cho trẻ từ 0 – 6 tuổi ?

Để giữ cho trẻ được an toàn, bố mẹ có thể tham khảo cách hướng dẫn chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ dưới đây:

  • Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi: Hầu hết các đồ chơi uy tín hiện nay đều có dán nhãn “độ tuổi thích hợp”, đây cũng là 1 căn cứ để bố mẹ lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Bố mẹ nên có 1 cái nhìn khách quan về tốc độ phát triển của con mình để lựa chọn đồ chơi sao cho phù hợp nhất với lứa tuổi. Ví dụ như những đồ chơi dạng súng, chúng sẽ không thể nào phù hợp được với những trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí có những trẻ 6 tuổi cũng chưa thể hoàn toàn kiểm soát được những loại đồ chơi này. Tương tự như vậy, những trẻ từ 2 tuổi - 3 tuổi thì lại có thói quen thường hay bỏ đồ chơi vào trong miệng, nếu bố mẹ không để ý và để trẻ ngậm đồ chơi quá lâu, vài sản phẩm đồ chơi có thể bị phân ra thành nhiều miếng nhỏ khi trẻ ngậm trong miệng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn để chọn được đồ chơi phù hợp nhất với độ tuổi của trẻ.


  • Không chọn đồ chơi quá nặng: Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu bị những loại đồ chơi này rơi trúng người, vì vậy, bố mẹ nên tránh mua cho trẻ những loại đồ chơi quá nặng.
  • Không chọn những loại đồ chơi dạng dây hoặc chuỗi mà có độ dài hơn 30cm: Một sợi dây dài như vậy sẽ dễ dàng quấn quanh cổ trẻ và gây nghẹt thở. Khi trẻ đã có thử tự leo trèo, bố mẹ nên bỏ hết những đồ chơi trên nôi của trẻ mà đã được treo bằng những sợi dây dài. Ngoài ra, bố mẹ cần đặc biệt cảnh giác đối với các món đồ chơi cũ. Ví dụ như mô hình nhà bếp cũ thì thường kèm theo điện thoại có dây, đây có để là vật nguy hiểm gây tử vong cho trẻ, trong khi đó, mô hình nhà bếp mới thì kèm theo điện thoại không dây, chúng tiện lợi và an toàn hơn rất nhiều.
  • Chọn đồ chơi uy tín và có chất lượng tốt: bố mẹ thường có xu hướng cho trẻ chơi lại đồ chơi cũ của các anh chị trước kia từng chơi hoặc mua lại đồ chơi cũ. Các bộ phận của các đồ chơi này có thể bị mòn hoặc đã hỏng hóc 1 phần, nếu bố mẹ không kiểm tra kĩ, điều này có thể trở thanh mối nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ. Vì vậy, cần phải đảm bảo rằng trước khi đưa đồ chơi cho trẻ, các đồ chơi này – dù là còn mới hay đã qua sử dụng – đều phải được kiểm tra cẩn thận như nút, pin, nơ, mắt,…và các bộ phận làm bằng nhựa dễ nhai hoặc dễ gãy. Ngoài ra, bố mẹ còn phải đảm bảo rằng các bộ phận như đuôi của thú bông phải an toàn, không có vật nhọn gì bên trong và đuôi phải được may liền chắc chắn vào trong cơ thể, các bộ phận khác không nên có cạnh sắc nhọn và sơn của đồ chơi không bị bong tróc.

  • Chọn đồ chơi có kích thước lớn nhưng nhẹ: Đối với những trẻ được 3 tuổi, bố mẹ nên mua những loại đồ chơi có kích thước lớn hơn miệng của trẻ để tránh tình trạng trẻ nuốt phải gây nguy hiểm. Để xác định xem một món đồ chơi có khả năng gây ra tình trạng nghẹt thở hay không, bố mẹ có thể thử đưa món đồ chơi đó qua lõi một cuộn giấy vệ sinh, nếu cả món đồ chơi hoặc một bộ phận của nó có thể lọt qua được lõi thì đồ chơi này không an toàn với trẻ.
  • Bố mẹ phải chắc chắn rằng cơ thể của trẻ đã phù hợp để chơi các loại đồ chơi: Ví dụ như, bố mẹ thường có xu hướng mua một chiếc xe đạp có kích thước lớn hơn cơ thể bé hiện tại rất nhiều để không cần phải mua một chiếc xe đạp mới vào năm sau. Cách thức này có thể dẫn đến chấn thương hết sức nghiêm trọng cho trẻ nếu trẻ lúc này chưa có những kĩ năng cần thiết để điều khiển một chiếc xa quá lớn so với cơ thể của mình.



  • Không nên cho trẻ chơi bóng bay: Những quả bóng bay nhiều màu sắc luôn là sự lựa chọn vui vẻ và thú vị để trang trí không gian xung quanh và đặc biệt là các buổi tiệc. Nhưng những quả bóng cao su này lại là nguyên nhân chính cho nhiều trường hợp tử vong có liên quan đến việc nghẹn đồ chơi ở trẻ em. Khi trẻ nuốt phải vỏ bóng bay lúc chưa được bơm căng hoặc các mảnh nhỏ của bóng bay lúc bị vỡ, những mảnh vỏ bóng này có thể trở thành một vật cản, bịt kín đường hô hấp của trẻ và làm cho trẻ không thể thở được
  • Không để trẻ chơi với các loại đồ chơi có gắn các cục nam châm nhỏ: Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ (CPSC) cho rằng nam châm là một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Những cục nam châm nhỏ, có độ hút mạnh thường được sử dụng trong các loại đồ chơi của trẻ, nhưng chúng cũng rất dễ rơi ra khỏi các bộ phận của đồ chơi và có khả năng trẻ đang chơi nhìn thấy sẽ nuốt phải chúng. Từ 2 nam châm trở lên (hoặc một nam châm và một đồ vật bằng kim loại) bị nuốt vào ruột sẽ hút lấy nhau qua thành ruột sẽ gây kẹp ruột, xoắn ruột, tắc nghẽn, nhiễm trùng hoặc sẽ là một hậu quả tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vào giữa năm 2009 và 2011, CPSC đã nhận được báo cáo về 22 vụ tai nạn có liên quan đến việc trẻ em nuốt phải nam châm, trong đó có 11 sự cố nghiêm trọng phải phẫu thuật. CPSC khuyến cáo nên để nam châm xa tầm tay của trẻ em.
  • Bố mẹ cần cẩn thận đối với những đồ chơi độc hại: Thậm chí ngay cả khi cảm thấy đồ chơi đó có vẻ an toàn, bố mẹ vẫn nên cần kiểm tra để đảm bảo đồ chơi này không chứa các loại hóa chất độc hại cho trẻ như chất “Phthalates” hay chất “plasticizers” – thường được sử dụng để làm cho nhựa mềm dẻo hơn và có độ bền cao, đây là những loại hóa chất rất thường được tìm thấy trong các loại đồ chơi của trẻ. Các chất như chì, thủy ngân, asen,…là các chất hóa học được tìm thấy phần lớn trong các loại búp bê và thú nhồi bông.


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam 

Từ khóa: chọn đồ chơi an toàn cho trẻ từ 0 – 6 tuổi - chon do choi an toan cho tre tu 0 – 6 tuoi - hướng dẫn chọn đồ chơi an toàn cho trẻ 1 tuổi - 2 tuổi - 3 tuổi - 4 tuổi - 5 tuổi - huong dan chon do choi an toan cho tre 1 tuoi - 2 tuoi - 3 tuoi - 4 tuoi - 5 tuoi - 6 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét